Cụ thể, lãnh đạo Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an mới đây cho biết, thời gian vừa qua đã có những báo cáo của người dân về tình trạng nhận được các tin nhắn "Lệnh truy nã", đồng thời yêu cầu người nhận tin tự giác trình diện khiến nhiều người hoang mang.
leftcenterrightdel
 Tin nhắn với nội dung "Lệnh truy nã" giả mạo được các đối tượng gửi tới điện thoại cá nhân của người dân 

Chia sẻ về vấn đề này trên báo An Ninh Thủ Đô, Trung tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an khẳng định đây là tin nhắn giả mạo, người dân cần cảnh giác, Cơ quan Công an không gửi quyết định truy nã bằng tin nhắn điện thoại.

Theo Đại tá Trần Ngọc Cường, Trưởng phòng Truy nã, Truy tìm, Cục Cảnh sát Hình sự cho biết, Điều 231 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về truy nã: Khi bị can trốn hoặc không biết rõ đang ở đâu, thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã.

Trong đó, phải có một số các nội dung chính như thời gian, địa điểm ra quyết định truy nã; cơ quan, họ tên, chức vụ người ra quyết định truy nã; căn cứ truy nã; thông tin lý do, nhận dạng, ảnh đối tượng bị truy nã; tội danh bị khởi tố, truy tố; địa chỉ, số điện thoại của cơ quan ra quyết định truy nã.

Thẩm quyền ra quyết định truy nã trong CAND gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, ANĐT Công an các cấp ra quyết định truy nã đối với bị can, bị cáo trong các vụ án đang điều tra hoặc theo yêu cầu của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; Giám thị, Phó Giám thị trại giam; Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an.

Quyết định truy nã phải bằng văn bản (giấy in), được gửi đến Công an địa phương nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã.
leftcenterrightdel
 

Công an cấp tỉnh nơi đối tượng truy nã lẩn trốn hoặc tất cả Công an cấp tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan ra quyết định truy nã.

Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã. Cơ quan thi hành án, Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an và cấp tỉnh nơi ra quyết định truy nã; Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh; cơ quan, tổ chức khác... khi xét thấy cần thiết.

Quyết định truy nã được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt người bị truy nã.

Đối với các đơn vị, cán bộ, chiến sỹ Công an được giao nhiệm vụ truy bắt đối tượng truy nã phải lập kế hoạch tổ chức xác minh, thu thập các thông tin, tài liệu về đối tượng để đảm bảo bắt đúng đối tượng bị truy nã, đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của nhân dân.

Việc đầu tiên khi tiến hành bắt giữ, tiếp nhập đối tượng truy nã là phải xác minh, ghi lời khai đảm bảo đúng người, đúng tội ghi trong Quyết định truy nã.

Cơ quan ra Quyết định truy nã phải so sánh, đối chiếu danh chỉ bản, ảnh đối tượng để xác định đúng là người đang bị truy nã hay không.

Để đảm bảo công khai, minh bạch, Cổng Thông tin Điện tử của Bộ Công an có mục Thông tin đối tượng truy nã, đồng thời cơ quan ra quyết định truy nã cũng công khai thông tin truy nã tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Lãnh đạo Cục Cảnh sát Hình sự cho biết, công tác truy nã tội phạm được quy định trong Bộ luật TTHS, liên quan đến danh dự, nhân phẩm, quyền con người, nên phải rất thận trọng, khách quan, thực hiện đúng quy trình pháp luật quy định.

Do đó, việc người dân nhận được tin nhắn lệnh truy nã qua tin nhắn điện thoại là điều không có thật, cần hết sức cảnh giác, không bị mắc lừa các đối tượng lừa đảo qua mạng.
Hiền Anh
Nguồn Sở hữu trí tuệ
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/canh-giac-truoc-hinh-thuc-lua-dao-moi-thong-qua-tin-nhan-lenh-truy-na-d133985.html