Sau khi vượt qua năm 2020 đầy khó khăn bao trùm, hiện nhiều doanh nghiệp Việt đã rục rịch lên kế hoạch kinh doanh cho năm 2021 dù chưa công bố báo cáo tài chính năm 2020.

Hàng loạt doanh nghiệp dè dặt lên kế hoạch kinh doanh năm 2021


Năm 2020, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) công bố thu về kết quả khởi sắc nhưng lại là một trong những doanh nghiệp đặt kế hoạch giảm mạnh nhất năm 2021.

Cụ thể, DCM dự kiến đem về 7.839 tỷ đồng tổng doanh thu trong năm 2021, tức tăng 8% so năm 2020. Lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 197 tỷ đồng, chỉ bằng 30% so với số lãi ước tính năm 2020 và đi lùi 59% so với kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm 2020.

Ngoài ra, DCM cũng lên kế hoạch về sản lượng năm 2021. Cụ thể sản lượng sản xuất Đạm Cà Mau (Urê quy đổi) dự kiến đạt gần 860 ngàn tấn và NPK dự kiến đạt 155 ngàn tấn.
leftcenterrightdel
 Kế hoạch sản lượng năm 2021 của DCM. Nguồn: DCM

Một doanh nghiệp khách sạn và dịch vụ là CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH (HNX: OCH) dự kiến lãi sau thuế của năm 2021 chỉ ở mức gần 98 tỷ đồng, giảm 65% so với năm 2020 và doanh thu cũng dự kiến giảm gần 13%.

OCH là một thành viên thuộc Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC), đơn vị gây chú ý đối với giới đầu tư khi được cho là đang ở giữa một cuộc thâu tóm từ nhóm nhà đầu tư bên ngoài.

leftcenterrightdel
 Nguồn: Nghị quyết HĐQT OCH.

Tương tự, tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ, HoSE: DPM) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2021. Theo đó tổng doanh thu năm tới là 8.331 tỷ đồng, giảm 10% so với kế hoạch năm 2020. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 365 tỷ đồng, giảm gần 16% so với kế hoạch năm 2020.

Chỉ tiêu công ty mẹ tương tự, tổng doanh thu giảm 10% về 7.859 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm gần 16% xuống 355 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức duy trì ở mức là 10%.

leftcenterrightdel
Kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2021 của Đạm Phú Mỹ.  

Năm 2021, CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) cũng đề ra kế hoạch doanh thu đạt 800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 350 tỷ đồng.

Nếu so với kết quả ước thực hiện 2020, con số mục tiêu này lần lượt tăng 28% về doanh thu thu và giảm 6% về lợi nhuận trước thuế. Mục tiêu chia cổ tức cho năm 2021 vẫn được giữ nguyên ở mức 25%.

leftcenterrightdel
 Nguồn: Nghị quyết HĐQT NTL 

Ông chủ thương hiệu Vinasoy – Đường Quảng Ngãi (QNS) đặt kế hoạch cho năm 2021 với 8.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% và 913 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm 12% so với ước thực hiện năm 2020.

HĐQT cũng đã phê duyệt phương án chuyển đổi Trung tâm giống mía Quảng Ngãi thành Trung tâm nghiên cứu phát triển đậu nành Vinasoy với nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong công tác chọn tạo giống để xây dựng bộ giống phù hợp cho các vùng nguyên liệu, khảo nghiệm kỹ thuật canh tác, nghiên cứu cơ cấu cây trồng xen canh, luân canh với cây đậu nành.

QNS đặt kế hoạch đi lùi trong khi các công ty chứng khoán lại kỳ vọng về tiềm năng tăng trưởng của mảng đường mía trong tương lai. Trong một báo cáo phân tích về QNS, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng doanh thu tăng trưởng 7% trong năm 2021 và khoảng 5% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2023.

leftcenterrightdel
 Nguồn: QNS.

Trong hoàn cảnh tình hình kinh doanh năm 2020 ảm đạm, HĐQT CTCP Kỹ nghệ Lạnh (HOSE: SRF) vừa thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp nhất năm 2021 rụt lùi.

Theo đó, các chỉ tiêu trong kế hoạch 2021 được SRF thông qua đều thấp hơn so với kế hoạch năm 2020. Doanh số ký hợp đồng giảm 36%, doanh thu thực hiện giảm 32.5%, lợi nhuận trước và sau thuế đều giảm 50%.

leftcenterrightdel
 Nguồn: Nghị quyết HĐQT của SRF

Vẫn xuất hiện doanh nghiệp lên kế hoạch tăng trưởng mạnh

Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) đặt kế hoạch tiêu thụ 1,8 triệu tấn sản phẩm, tăng 11% so niên độ trước, doanh thu thuần tăng 20% ở mức 33.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đặt mục tiêu ở mức 1.500 tỷ đồng, tăng 30%.

Để hoàn thành được các chỉ tiêu trên, Hoa Sen dự định sẽ phát triển hệ thống siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen Home thông qua nâng cấp các cửa hàng truyền thống và mở mới trên toàn quốc.

Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (HOSE: PGI) đặt kế hoạch tổng doanh thu bảo hiểm gốc năm 2021 là 3.542 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bảo hiểm gốc (không bao gồm doanh thu bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67, Nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe người vay khai thác qua Công ty tài chính) là 3.242 tỷ đồng, tăng 6% so với doanh thu ước thực hiện năm 2020.

Chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế năm 2021 là 202 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức là 12%, hình thức chi trả sẽ do ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 quyết định.

Đáng chú ý, Thế giới Di động (MWG) là một trong những doanh nghiệp đưa ra mục tiêu sớm nhất cho năm 2021. Theo đó, công ty của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài kỳ vọng năm tới đạt mức tăng trưởng 14% doanh thu thuần ở mức 125.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 4.750 tỷ đồng, tăng 38% so với kế hoạch đề ra trong năm 2020.

Đặc biệt, một công ty chăn nuôi lợn đặt kế hoạch tăng trưởng táo bạo cho năm tới là Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC). Cụ thể, DBC đặt mục tiêu năm 2021 tổng doanh thu hơn 15.439 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 827 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 17% và 81% so với kế hoạch năm 2020.Trong đó, lợi nhuận từ SXKD chính chiếm hơn 727 tỷ đồng còn 100 tỷ đồng từ các lĩnh vực khác.

HĐQT CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với mức doanh thu và lãi sau thuế lần lượt là 15.200 tỷ đồng và 300 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
Nguồn: DGW 

Một doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp là CTCP Nông nghiệp Hùng Hậu (HNX: SJ1) vừa tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 26/12/2020 vừa qua. Trong niên độ 2020-2021, SJ1 đặt kế hoạch tổng doanh thu 1.200 tỷ đồng và lãi trước thuế 33 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 39% so với thực hiện niên độ trước. Cổ tức dự kiến chia ở mức 10%.


Theo SHTT
Nguồn
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/trai-chieu-buc-tranh-ke-hoach-kinh-doanh-nam-2021-cua-loat-doanh-nghiep-d87377.html