Theo đó, hiện nay, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 166/2013/TT-BTC, thời hạn truy thu thuế là 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm:

Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Mặc dù tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Chính phủ vẫn quy định thời hạn truy thu thuế là 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm nhưng bổ sung thêm quy định:

Thời hạn truy thu thuế tại điểm a khoản này chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách Nhà nước.

Riêng các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì thời hạn truy thu được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai và liên quan nhưng không ít hơn thời hạn nêu trên.

Nếu người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế, trốn, chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm (quy định cũ).

Bên cạnh đó, Nghị định 125/2020/NĐ-CP cũng có quy định mức phạt đối với hành vi làm mất hóa đơn.

Mức phạt cụ thể như sau: Phạt cảnh cáo nếu làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng có tình tiết giảm nhẹ; Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế. Phạt từ 3 - 5 triệu đồng nếu làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng). Phạt từ 4 - 8 triệu đồng nếu làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập… Phạt từ 8 - 10 triệu đồng nếu làm mất, cháy, hỏng hóa đơn không thuộc các trường hợp trên.

Nghị định có hiệu lực bắt đầu từ ngày 5/12/2020.

Theo Tài chính Doanh nghiệp
Nguồn
Link bài gốc

https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/tu-ngay-5-12-toi-lam-mat-hoa-don-phat-den-10-trieu-dong-d17134.html