Tổng Công ty cổ phần Thương mại Xây Dựng (Vietracimex - WTO) vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính. Theo đó, kết thúc năm 2022, Vietracimex báo lãi sau thuế hơn 453 tỷ đồng, tăng hơn 43% so với cùng kỳ năm trước.

Tại ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của Vietracimex là hơn 14.437 tỷ đồng, tăng nhẹ so với số đầu năm. Nợ phải trả và dư nợ trái phiếu lần lượt ở mức 35.659 tỷ đồng và 7.074 tỷ đồng. Như vậy, tổng tài sản của Vietracimex đạt 50.096 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm tới hơn 71%.

Theo Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Vietracimex hiện có 13 lô trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị lưu hành là hơn 2.376 tỷ đồng. Các công ty nằm trong hệ sinh thái của Vietracimex như CTCP Năng lượng Hồng Phong 1, CTCP Năng lượng Hồng Phong 2, CTCP Năng lượng Hòa Thắng cũng đang có hàng nghìn tỷ đồng dư nợ trái phiếu.
leftcenterrightdel
 

Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng tiền thân là Nhà máy Vật liệu Hà Nội được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục Cung cấp Vật tư, Bộ Giao thông Vận tải. Năm 2005, doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa. Quá trình phát triển của Vietracimex gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Võ Nhật Thăng – Chủ tịch HĐQT.

Tập trung vào ba lĩnh vực bất động sản, năng lượng và sản xuất công nghiệp, Vietracimex được biết đến là chủ đầu tư dự án Kim Chung – Di Trạch (Hinode Royal Park) tại huyện Hoài Đức, dự án Hinode City tại số 201 Minh Khai (Hà Nội),..

Tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, Vietracimex đã đầu tư vào một loạt dự án, tiêu biểu như Nhà máy thủy điện Bắc Mê (Hà Giang); thủy điện Tà Thàng (Lào Cai) và đặc biệt là hai Nhà máy Điện mặt trời Hồng Phong 1A, Hồng Phong 1B (Bình Thuận) với tổng mức đầu tư lần lượt 2.832 tỷ đồng và 4.198 tỷ đồng.

Mối “thâm tình” với Ngân hàng MBBank

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank), Chứng khoán MBS là các bên tham gia thu xếp cho nhiều đợt phát hành trái phiếu của Vietracimex và các đơn vị thành viên. Đồng thời, một số doanh nghiệp thuộc “họ” Vietracimex cũng thế chấp dự án tại nhà băng này.

Dữ liệu từ Cục Đăng ký Quốc gia giao dịch đảm bảo cho thấy, vào tháng 12/2018, CTCP Năng lượng Hồng Phong 2 đã sử dụng toàn bộ lợi tức thu được từ việc kinh doanh khai thác giá trị quyền sử dụng đất và kinh doanh đất gắn liền với Dự án Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B (xã Hồng Phong, Huyện Bắc Bình, Tỉnh Bình Thuận) đem thế chấp tại Ngân hàng MB.

Đến tháng 5/2020, doanh nghiệp này tiếp tục thế chấp các khoản lợi thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của Quyền sử dụng đất hoặc hạ tầng kỹ thuật trên đất (lợi tức của thửa đất hoặc hạ tầng kỹ thuật trên đất) gắn liền với Dự án Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B cho Ngân hàng MB.

Vào tháng 9/2021, một doanh nghiệp khác nằm trong hệ sinh thái của Vietracimex là CTCP Năng lượng Cà Mau 1B cũng đã thế chấp toàn bộ các khoản lợi thu được từ dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1B cho Ngân hàng MB.
PV
Nguồn Đời sống & Pháp luật
Link bài gốc

https://www.doisongphapluat.com/vietracimex-wto-bao-lai-hon-453-ty-dong-nam-2022-no-phai-tra-chiem-71-tong-tai-san-a578444.html