"Ngã ngửa" vì nữ PGĐ chi nhánh xinh đẹp' tất toán khống 5 sổ tiết kiệm

Cơ quan CSĐT, Công an thành phố Hà Nội vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Nguyễn Hoài Thương (tức Nguyễn Thu Trang, sinh năm 1984, trú tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 280, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay là Điều 355, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015).

Bà Thương từng giữ chức Phó Giám đốc Chi nhánh kiêm Giám đốc Dịch vụ khách hàng, Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank, mã: TPB), chi nhánh Phạm Hùng.

Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội cũng ra lệnh bắt tạm giam bị can Thương trong thời hạn 4 tháng để tiến hành điều tra các vi phạm. Các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đã được Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phê chuẩn.

leftcenterrightdel
Bị can Nguyễn Hoài Thương phó giám đốc chi nhánh TP Bank Phạm Hùng 

Trước đó, theo đơn tố giác tội phạm của Ngân hàng TPBank, các tài liệu do cơ quan điều tra thu thập được, bị can Nguyễn Hoài Thương bị phát hiện có hành vi lợi dụng chức vụ là Phó Giám đốc Ngân hàng TPBank - Chi nhánh Phạm Hùng chỉ đạo nhân viên cấp dưới làm thủ tục để Thương phê duyệt, tất toán khống 5 sổ tiết kiệm của khách hàng. Từ đó, Thương đã chiếm đoạt số tiền lớn của Ngân hàng TPBank.

Vụ việc một phó giám đốc chi nhánh của TPBank bị khởi tố do hành vi vi phạm hoạt động ngân hàng, chiếm đoạt tài sản của khách hàng đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Đáng chú ý, nữ phó giám đốc Nguyễn Hoài Thương này hiện rất nổi tiếng với nhan sắc xinh đẹp mặn mà và thành công trong hoạt động kinh doanh thẩm mỹ với Viện thẩm mỹ Bonita.

Niềm tin "vụn vỡ"

Theo thông tin từ TPBank, đại diện ngân hàng này cho biết: “Sự việc này đã được chính TPBank phát hiện trong quá trình rà soát quy trình, hồ sơ nội bộ để đảm bảo an toàn cho Ngân hàng và tài sản của khách hàng. Đây là việc làm định kỳ hàng tháng tại TPBank. Sau khi phát hiện ra vụ việc của bà Thương, chúng tôi đã gửi đơn tố cáo lên Cơ quan CSĐT để phối hợp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.”

Theo đó, bà Thương sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và ngân hàng về hành vi vi phạm của mình, vị đại diện này nói thêm.

Sau đại án siêu lừa Huyền Như (nguyên cán bộ Vietinbank) chiếm đoạt tiền của hàng chục ngân hàng, đại án Phạm Công Danh vi phạm rút ruột tiền của ngân hàng Xây dựng (VNCB, nay là CB), TP Bank lại "viết tiếp" câu chuyện buồn khi liên tiếp dính tới các vụ án sai phạm nghiêm trọng gây chấn động ngành ngân hàng.

Trong vụ án siêu lừa Huyền Như xảy ra tại Vietinbank, năm 2011, bị can Huỳnh Thị Huyền Như (từng là Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ ngân hàng Vietinbank) đã thoả thuận với bà Lê Thị Thanh Phương (SN 1978) là Giám đốc Khối nguồn vốn của TPBank về việc ngân hàng này gửi tiền vào Vietinbank - CN TP HCM. Cụ thể, tháng 8/2011, TPBank đã ký 11 hợp đồng mua chứng khoán, môi giới chứng khoán hợp đồng quản lý danh mục đầu tư với Công ty CP Chứng khoán Phương Đông và Công ty Đầu tư và Thương mại An Lộc (Công ty An Lộc là công ty con của Công ty Quỹ Lộc Việt), tổng trị giá là 1.860 tỉ đồng. Bản chất của hợp đồng này là căn cứ để TPBank chuyền tiền cho các công ty đứng tên để gửi tiền vào Vietinbank.

leftcenterrightdel
 TP Bank liên tiếp dính "lùm xùm"

Tại toà án, Huyền Như khai đã thỏa thuận với bà Phương trả lãi suất tiền gửi theo hợp đồng là 14%/năm, kèm khoản tiền chênh lệch ngoài hợp đồng từ 5% đến 5,5%/năm. Huyền Như đã chi khoản "tiền hoa hồng môi giới" cho Giám đốc Khối nguồn vốn của TPBank là 2% trong tổng số tiền 1.860 tỉ đồng, tương đương 37,2 tỉ đồng. Ngoài ra, Như đã chuyển khoản cho em trai và chồng của bà Phương số tiền 6,7 tỉ đồng... Hậu quả là, Huyền Như đã tự thao tác trên hệ thống của Vietinbank tự trích chuyển 380 tỉ đồng từ tài khoản thanh toán của công ty Phương Đông sang 3 công ty khác để trả nợ cá nhân, chiếm đoạt hết...

Trong khi đó, ở đại án xảy ra tại VNCB, tháng 5/2013 ông Phạm Công Danh (Cựu Chủ tịch HĐQT VNCB) do cần tiền chăm sóc khách hàng và tăng vốn đầu tư nên đã chỉ đạo nhân viên mượn pháp nhân của 11 công ty công ty để vay tiền của Ngân hàng TPBank.

Kết luận bổ sung của Ngân hàng Nhà nước về sai phạm của TP.Bank cho hay, TPBank quyết định cho vay hơn 1.700 tỉ đồng nhưng không thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ khi không có đủ hồ sơ, tài liệu để xem xét, đánh giá năng lực tài chính xác định tính khả thi, hiệu quả các phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của 11 công ty.

Tương tự, TPBank nhận bảo lãnh khi không có chữ ký của người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh và cho vay cũng như bên bảo lãnh (VNCB) chưa thực hiện bảo đảm tiền vay.

Chưa hết, TPBank cũng không kiểm tra sau khi cho vay hoặc lập báo cáo kiểm tra, giám sát vốn vay với nội dung khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt động kinh doanh bình thường...

Mặc dù nhận đã tự "phanh phui" sự việc và "hứa" đảm bảo tài sản cho khách hàng đã gửi tiền tại TPBank. Tuy nhiên, những sự việc vừa qua đã khiến khách hàng phải đặt câu hỏi liệu lòng tin của mình có đặt đúng chỗ?

Trước "lùm xùm" TP Bank đang kinh doanh ra sao?

TPBank là ngân hàng được thành lập bởi Tập đoàn công nghệ FPT năm 2008, với tên gọi lúc bấy giờ là TienPhongBank. Tuy nhiên, việc rẽ ngang sang lĩnh vực trái ngành đã không đem lại thành công cho FPT. Chỉ sau 4 năm, ngân hàng này không cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường và đỉnh điểm là báo lỗ hơn nghìn tỷ năm 2011, chiếm tới một nửa vốn điều lệ. Đầu năm 2012, giới tài chính bất ngờ khi ông Vũ Tú, nguyên Tổng giám đốc TPBank bị bắt do tình nghi liên quan việc sử dụng sai quy định số tiền lên đến nhiều tỷ đồng.

Trước tình cảnh đó, TPBank được ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Doji Group giải cứu khẩn cấp. Ông Phú sau khi bán Diana Việt Nam thu về 180 triệu USD đã bỏ tiền mua 20% cổ phần ngân hàng và giúp tháo gỡ những khó khăn về tài chính.

Từ đây, TPBank dần tăng trưởng trở lại, đến năm 2015 đã xóa hết lỗ lũy kế. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, lợi nhuận TPBank tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2017, lãi sau thuế tăng 70%, sang năm 2018 tăng tiếp 87%.

9 tháng năm 2019, TPBank báo lãi 1.923 tỷ đồng, vượt qua số lãi cả năm 2018 và tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, lợi nhuận tăng cũng đi kèm với nợ xấu tăng.

Sau khi về tay "đại gia" Đỗ Minh Phú, nợ xấu TPBank đã liên tục giảm và về dưới 1% trong năm 2015 và 2016. Năm 2017 và 2018, nợ xấu lại quay đầu leo lên trên 1% và tính đến cuối tháng 9/2019, nợ xấu TPBank tăng lên trên 1.400 tỷ đồng, chiếm 1,51% tổng giá trị cho vay của ngân hàng.

Về tổng thể, công ty chứng khoán SSI trong một báo cáo hồi tháng 10/2019 nhận định, TPBank là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng số, sở hữu lợi thế hàng đầu trong lĩnh vực này và điều đó sẽ giúp ngân hàng cạnh tranh hiệu quả hơn. Mạng lưới LiveBank và các ứng dụng e-Banking giúp phí dịch vụ thanh toán của TPBank tăng trong thời gian gần đây. Số lượng LiveBank từ 89 trong năm 2018 hiện đã tăng lên 115. Ngân hàng số cũng giúp thu nhập từ bancassurance tăng gấp đôi, trong đó, TPBank đang phân phối bảo hiểm nhân thọ của Manulife và bảo hiểm phi nhân thọ của PVI, PTI.

SSI cho rằng, TPBank đã dành nhiều năm để mở rộng cơ sở khách hàng và giờ đây có thể cải thiện NIM và thu nhập phí từ việc mở rộng. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh mới sắp tới như tài chính tiêu dùng và mua bán nợ dự kiến sẽ đóng góp thêm vào thu nhập của ngân hàng.

Chân dung PGĐ "siêu lừa"
Bà Nguyễn Hoài Thương (tức Nguyễn Thu Trang, sinh năm 1984, trú tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một nữ doanh nhân khá có tiếng trước khi bị công an khởi tố vì tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” .

Bên cạnh công việc tại ngân hàng, bà Nguyễn Hoài Thương từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Viện Thẩm mỹ Bonita có địa chỉ tại số 10 Vũ Phạm Hàm, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

Doanh nghiệp này thành lập ngày 13.3.2018 với số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa.

Viện Thẩm mỹ Bonita từng vướng vào "lùm xùm" không được Sở Y tế Hà Nội cấp phép dịch vụ làm đẹp có xuất xừ từ động vật nhưng vẫn quảng cáo về phương pháp “Aviar là dịch vụ trẻ hóa da sử dụng những sản phẩm được chiết xuất từ trứng cá tầm – kim cương đen của đại dương.

Trước đó Nữ Phó giám đốc chi nhánh kiêm Giám đốc Dịch vụ khách hàng tại TPBank Phạm Hùng, người vừa bị khởi tố từng trả lời báo chí: “Sắc đẹp chỉ là điều kiện cần, là điểm cộng cho những cuộc đàm phán thành công, gây ấn tượng với đối tác, khách hàng". 

Nguồn Theo Thuongtruong
Link bài gốc

https://thuongtruong.com.vn/kinh-te/tai-chinh-ngan-hang/tp-bank-lum-xum-va-niem-tin-bi-danh-cap-20563.html