SSI dự báo áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm

Theo báo cáo chiến lược mới nhất của Công ty Chứng khoán SSI, tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước tính đạt 15-16%. Đồng thời áp lực lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 37% về 34% sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10.

Trong nửa cuối năm 2022, SSI Research cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ linh hoạt, trong điều kiện phù hợp sẽ thông qua việc nới trần tín dụng của các ngân hàng thương mại.

leftcenterrightdel
 Nguồn: Bloomberg, SBV, SSI tổng hợp.

Tính đến ngày 20/6, và so với cuối năm 2021, tín dụng tăng 8,51% (so với mức 5,47% vào 2021), M2 tăng 3,3% (so với 3,48% vào 2021) và huy động vốn tăng 3,97% (so với 3,13% vào 2021).

Như vậy, chỉ trong 6 tháng đầu năm, lượng tín dụng bơm mới vào thị trường đạt hơn 888.000 tỷ đồng, trong khi đó chỉ có 434.000 tỷ được huy động thêm từ dân cư và các tổ chức kinh tế và điều này rõ ràng tạo áp lực đáng kể lên mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua.

Thêm ngân hàng được chấp thuận tăng vốn điều lệ

Tin ngân hàng tiếp theo liên quan tới vấn đề tăng vốn điều lệ ngân hàng.

Cụ thể, NHNN vừa chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - Mã TCB) thêm hơn 63,2 tỷ đồng. Hình thức tăng vốn là phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) đã được đại hội đồng cổ đông Techcombank thông qua.

Cụ thể, ngân hàng sẽ phát hành hơn 6,3 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 0,18% số cổ phiếu đang lưu hành với giá phát hành là 10.000 đồng/cp. Trong đó 5,3 triệu cổ phần phát hành cho người lao động Việt Nam và 967.367 cổ phần phát hành cho người lao động nước ngoài.

Cổ phiếu phát hành mới bị hạn chế chuyển nhượng một năm theo quy định của pháp luật hiện hành. Đợt phát hành ESOP gần nhất của ngân hàng Techcombank là tháng 9/2021 với 6 triệu cổ phiếu.

Trước đó, ngân hàng OCB, ngân hàng Bản Việt,… cũng đã được chấp thuận tăng vốn điều lệ.

leftcenterrightdel
 Diễn biến cổ phiếu TCB từ đầu năm đến nay.

‘Big4’ ngân hàng lại ồ ạt rao bán các khoản nợ \'khủng\'

Một trong những tin ngân hàng gây nhiều chú ý tuần qua là vấn đề rao bán các khoản nợ xấu đi kèm đại hạ giá, tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản tại các ông lớn ngân hàng gồm Vietinbank, Agribank và BIDV.

leftcenterrightdel
 

Còn tại ngân hàng Agribank cũng thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ, gồm 6 bất động sản tại số 20 và 20A1 đường Trần Cao Vân, phường Đa Kao, quận 1, TP HCM.

Giá khởi điểm đấu giá ngân hàng đưa ra là 253,7 tỷ đồng đặt cọc trước 10%, Agribank cho biết giá trên không bao gồm các loại thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng tài sản theo quy định pháp luật.

5 trên tổng số 6 tài sản Agribank rao bán đều là các lô đất ở đô thị, thời hạn sử dụng lâu dài và có địa chỉ tại số 20 đường Trần Cao Vân, phường Đa Kao, quận 1.

Ngân hàng Vietinbank cũng thông báo đang tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản nợ của CTCP Bánh kẹo Đỗ Thành Đạt. Tính đến ngày 1/7, tổng dư nợ của doanh nghiệp nêu trên tại VietinBank là hơn 13,8 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 6,8 tỷ, còn lại là lãi và lãi phạt.

Ngân hàng cũng bán nợ có tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với lô đất rộng 1.715 m2. VietinBank không công bố thông tin cụ thể về mức giá chào bán cũng như danh tính chủ của khoản vay.

MSB sẽ giải tỏa gần 5 triệu cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng

Ngày 4/7, ngân hàng MSB thông báo giải tỏa đợt 1 với khối lượng 30% cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động năm 2021 (ESOP 2021), tương đương 4,97 triệu cổ phiếu. Thời gian dự kiến giải tỏa từ 13/7 đến 20/7. Số lượng cổ phiếu còn bị hạn chế giao dịch là hơn 13 triệu đơn vị.

Tại kỳ họp ĐHCĐ thường niên 2022, cổ đông MSB tiếp tục thông qua phương án phát hành cổ phiếu cho người lao động (chương trình ESOP) với số lượng tối đa 14,25 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,9329%. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 142,5 tỷ đồng, sẽ được thực hiên sau khi trả cổ tức.

Về phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2021, MSB cũng thông qua phương án phát hành 458,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ tối đa 30%, qua đó tăng vốn điều lệ lên 19.857,5 tỷ đồng. Mục đích phát hành là củng cố vị thế cạnh tranh nhờ tăng quy mô, nâng cao chỉ tiêu an toàn tài chính, hỗ trợ nguồn vốn trung và dài hạn, nâng cấp cơ sở vật chất và đầu tư hệ thống cho ngân hàng.

Nếu các đợt phát hành cổ phiếu ESOP và chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoàn tất, vốn điều lệ của MSB sẽ nâng lên 20.000 tỷ đồng.

Cụ thể, ngân hàng BIDV thông báo bán đấu giá khoản nợ của CTCP Găng tay Nam Việt lần thứ 7. Tổng dư nợ của doanh nghiệp nêu trên tại BIDV tính đến 21/10/2021 là hơn 1.024 tỷ đồng, trong đó gồm 40 triệu USD và 99 tỷ đồng. Dư nợ gốc khoản vay là 801 tỷ đồng, nợ lãi, phí phạt chậm trả là 224 tỷ đồng. Khoản nợ theo các hợp đồng tín dụng năm 2013, 2017, 2018 và 2019.

Giá đấu giá khởi điểm ngân hàng đưa ra là 799,6 tỷ đồng, nếu so với lần thông báo đấu giá đầu tiên ngày 26/10/2021, mức giá đã giảm hơn 20% tương đương với hơn 225,3 tỷ đồng.

Ngân hàng BIDV còn có thông báo về việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá tài sản khoản nợ hơn 155 tỷ đồng của CTCP Kim khí Long An. Trong đó nợ gốc là 87,7 tỷ, nợ lãi và lãi phạt là 67,7 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 Diễn biến cổ phiếu MSB từ đầu năm đến nay.

Hơn 675 triệu cổ phiếu ACB được niêm yết bổ sung ngày 6/7

Vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) chấp thuận ACB (HoSE: ACB) thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết.

ACB niêm yết bổ sung 675,4 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu lưu hành lên 3,37 tỷ cổ phiếu. Vốn điều lệ của ACB nâng lên từ hơn 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng. Ngày thay đổi niêm yết có hiệu lực từ 6/7.

Trước đó, ACB đã phát hành cổ phiếu trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. Nhà đầu tư giữ 100 cổ phiếu ACB sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu.

Về phương án xử lý cổ phiếu lẻ, ngân hàng cho biết cổ phiếu phát hành phân phối cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền sẽ làm tròn xuống hàng đơn vị. Phần lẻ thập phân phát sinh (nếu có) sẽ được phân phối cho công đoàn ACB, làm nguồn cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên ACB.

Tính đến 30/6, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 9,35%

Tin ngân hàng cuối cùng đáng chú ý tuần qua liên quan tới tín dụng.

Cụ thể, số liệu được Ngân hàng Nhà nước công bố tại Hội nghị trực tuyến "Triển khai Nghị định 31 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 2% lãi suất", tính đến ngày 30/6/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,4 triệu tỷ, tăng 9,35% (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,47%).

Trước đó, tính đến ngày 9/6/2022, tín dụng toàn hệ thống tăng 8,15% so với cuối năm 2021. Như vậy, trong vòng 20 ngày, tăng trưởng tín dụng đã tăng thêm 1,2 điểm %, tương với quy mô khoảng 125.000 tỷ đồng.

So với số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/6/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 8,51% thì ước trong 10 ngày cuối tháng, tín dụng đã tăng thêm 0,84 điểm %, tương đương gần 70.000 tỷ đồng được đẩy ra ngoài thị trường.

Ngoài ra cũng tính đến cuối tháng 6, NHNN cho biết huy động vốn đạt trên 11,8 triệu tỷ đồng, tăng 4,51% so với cuối năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng 4,09%).

Các tổ chức tín dụng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ lũy kế 709.038 tỷ đồng, tổng số tiền lãi miễn, giảm, hạ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến nay đạt trên 50.000 tỷ đồng.

Theo Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tín dụng tăng mạnh trong hai quý đầu năm chứng tỏ nền kinh tế có những khởi sắc, khôi phục một cách tích cực. Dịch bệnh đã giảm bớt và các doanh nghiệp đang khôi phục sản xuất kinh doanh tích cực, người dân cũng đang trở lại cuộc sống bình thường nên nhu cầu vốn lúc này tăng khá cao.

Năm 2022, NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng 14%. Tuy nhiên mục tiêu này có thể điều chỉnh vào cuối năm tùy tình hình thực tế, có thể sẽ tăng lên, cũng có thể giảm xuống.


Hoàng Long
Nguồn Sở hữu trí tuệ
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/tin-ngan-hang-noi-bat-trong-tuan-big4-ngan-hang-lai-o-at-rao-ban-cac-khoan-no-khung-lai-suat-tiep-tuc-tang-d145588.html