Khảo sát tại 25 ngân hàng đã công bố BCTC năm 2020 cho thấy, tỷ lệ vốn cho vay trung và dài hạn vẫn ở mức khá cao.
leftcenterrightdel
 
Như tại ngân hàng VIB, tính đến 31/12/2020, ngân hàng này đang ‘sở hữu’ 133.722 tỷ đồng cho vay trung dài hạn trong tổng số 169.520 tỷ đồng dư nợ cho vay, tăng 24% so với năm 2019, Theo đó, tỷ lệ vốn cho vay trung dài hạn /tổng cho vay của VIB lên tới 79%
leftcenterrightdel
Tỷ lệ vốn cho vay trung dài hạn /tổng cho vay tại VIB lên tới 79%.(Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2020 đã kiểm toán) 

Tương tự tại Techcombank, tính đến 31/12/2020, tổng dư nợ cho vay của Techcombank ở mức 277.525 tỷ đồng, tăng 20% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, cho vay trung và dài hạn của Techcombank ở mức 185.099 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2019. Do đó, tỷ lệ vốn cho vay trung dài hạn/tổng cho vay tại Techcombank lên tới 67%.

Tại OCB cũng đang có 67.278 tỷ đồng cho vay trung dài hạn, trong tổng số 89.238 tỷ đồng dư nợ cho vay, tăng 30% so với năm 2019. Theo đó, tỷ lệ vốn cho vay trung dài hạn /tổng cho vay tại OCB lên tới 75%. Con số này tại LienVietPotsbank là 68%; Vietcombank và MSB là 54%;…
leftcenterrightdel
Tỷ lệ vốn trung và dài hạn tại OCB chiếm 75% tổng dư nợ.(Nguồn: BCTC hợp nhất quý 4 /2020) 

Đáng chú ý, 25 ngân hàng trong nhóm khảo sát chỉ có 3 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ cho vay trung và dài hạn giảm so với năm 2019. Gồm Eximbank giảm 20% xuống còn 45.337 tỷ đồng; Seabank giảm nhẹ 3% còn 55.722 tỷ đồng; KienLongBank giảm nhẹ 1% còn 13.795 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, các ngân hàng có vốn nhà nước chi phối như BIDV lại đứng cuối bảng khi có tỷ lệ cho vay trung và dài hạn/tổng dư nợ thấp hơn so với các ngân hàng khác.

Cụ thể, theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2020 tại BIDV, tính đến cuối năm 2020, tổng dư nợ cho vay của BIDV ở mức hơn 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Trong đó, cho vay trung và dài hạn tại BIDV ở mức 450.629 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm và chỉ chiếm 37% tổng dư nợ.
leftcenterrightdel
Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng. Đvt: tỷ đồng.
 

Việc cho vay kỳ hạn dài hấp dẫn các nhà băng bởi điều này giúp họ có được lãi biên cao hơn, từ đó, củng cố lợi nhuận chung.

Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống trong tương lai lớn hơn vì cho vay kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng cao, nhất là trong điều kiện tỷ trọng vốn ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn huy động nói chung.

Ở một khía cạnh khác, việc vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu vẫn phải dựa vào các tổ chức tín dụng cũng đi ngược với xu hướng cũng như vai trò của hệ thống ngân hàng. Bởi, đối với một thị trường phát triển, chức năng chính của hệ thống ngân hàng là cho vay ngắn hạn và tài trợ vốn lưu động. Còn nhu cầu vốn trung và dài hạn chủ yếu do thị trường vốn đáp ứng.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, trong khi nhu cầu vốn trung, dài hạn của doanh nghiệp để mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh rất lớn, thị trường vốn chưa phát triển đủ cả về quy mô và chất lượng để có thể đáp ứng được nhu cầu này.

Đánh giá về vấn đề này, tờ Nhịp Sống Doanh nghiệp mới đây dẫn lời ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng: Thực trạng mất cân đối này là đang tạo sức ép và rủi ro lớn cho hệ thống tổ chức tín dụng.

Hoàng Long

Nguồn SHTT
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/ngan-hang-nao-so-huu-ty-le-cho-vay-trung-dai-han-lon-nhat-he-thong-trong-nam-2020-d92177.html