Thống kê số liệu từ báo cáo tài chính quý I/2022 của 27 ngân hàng cho thấy, tổng số dư nợ xấu các nhà băng đến thời điểm 31/3/2022 đã tăng đến 11% so với cuối năm trước với hơn 109.600 tỷ đồng.

Trong khối nợ này, nợ xấu của công ty con là FE Credit chiếm khoảng 63%. Tính riêng ngân hàng mẹ, số dư nợ xấu tăng 20% lên gần 6.746 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ 2,01% lên 2,27%.
leftcenterrightdel
 Nợ xấu tại các ngân hàng trong quý I/2022. Ảnh: Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Xếp vị trí thứ hai trong bảng xếp là VietinBank với quy mô nợ xấu ở mức 15.322 tỷ đồng, tăng 7% so với cuối năm ngoái.

Trong nhóm các ngân hàng tư nhân, bảng xếp hạng quý I năm nay xuất hiện thêm gương mặt mới là LienVietPostBank với số dư nợ xấu tăng 3,1% từ 2.863 tỷ đồng lên 2.953 tỷ đồng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,42%.

Ngoài ra, top 10 ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất tính đến 31/3/2023 còn bao gồm Vietcombank, Sacombank, VIB, MB, SHB và ACB. Tính riêng nợ xấu của 10 ngân hàng trên đã chiếm 82.608 tỷ đồng, tương đương 75% tổng nợ xấu của 27 ngân hàng được khảo sát.

Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây của Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng dư nợ tái cơ cấu khoản vay tái cơ cấu đã đạt đến đỉnh điểm. Nợ xấu mới hình thành có thể sẽ không tăng nhiều, nhưng nợ xấu trên sổ sách có thể sẽ tăng do việc ghi nhận nợ xấu từ khoản cho vay tái cơ cấu khi thông tư 14 hết hiệu lực.

Theo Kinh tế Chứng khoán Việt Nam, để hạn chế việc nợ xấu, một số ngân hàng đã áp dụng biện pháp trích lập đề phòng rủi ro như MSB, TPBank, LienVietPostBank, ABBank... Và đây cũng có thể là giải pháp để các ngân hàng khác có thể xem xét áp dụng.

PV
Nguồn Sở hữu trí tuệ
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/loat-ngan-hang-co-no-xau-nhieu-nhat-quy-i-2022-d140094.html