Chuỗi siêu thị hàng Nhật nội địa Konni 39 được quảng cáo là chuỗi cửa hàng chuyên phát triển kinh doanh bán sỉ lẻ các sản phẩm hàng nội địa Nhật có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, nhập khẩu và xách tay từ Nhật, với các nhóm hàng Nhật đồng giá, gia dụng Nhật thông minh, mẹ và bé, mỹ phẩm Nhật, thực phẩm chức năng Nhật Bản...

Tuy nhiên thời gian vừa qua, Sở hữu Trí tuệ liên tục nhận được phản ánh của khách hàng về những sản phẩm đang được bày bán tại cửa hàng Nhật nội địa Konni 39 Nguyễn Trãi Store (địa chỉ 501 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội).

leftcenterrightdel
 Cửa hàng Nhật nội địa Konni 39 Nguyễn Trãi Store (địa chỉ 501 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội)

Cụ thể, nhiều sản phẩm được bày bán tại đây không có tem nhãn phụ tiếng Việt nên khách hàng không nắm rõ được công dụng, thành phần, cách sử dụng.

Ngay sau khi nhận được phản ánh, PV của Sở hữu Trí tuệ vào vai một khách hàng tới cửa hàng Nhật nội địa Konni 39 ở địa chỉ trên để ghi nhận sự việc.

Có thể thấy, tại cửa hàng này, rất nhiều mặt hàng được bày bán đa dạng về chủng loại, mẫu mã, từ các loại đồ gia dụng, rượu đến mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa như: Sữa tăng miễn dịch, sữa dành cho mẹ và bé, cho phụ nữ có thai, sản phẩm cung cấp dưỡng chất cần thiết trước, trong và sau khi sinh của phụ nữ, sản phẩm lợi sữa, sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ như ngũ cốc, bánh, kẹo... mỹ phẩm dưỡng da, mỹ phẩm trang điểm..., thực phẩm chức năng dành cho người lớn tuổi.

Đặc biệt, tại cửa hàng này còn bán các loại dược phẩm như Prospan,…

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Các sản phẩm không có tem nhãn phụ được bán tại cửa hàng 

Tuy nhiên mặc dù bao bì sản phẩm được in “chi chít” chữ nước ngoài song trên đa số các sản phẩm đều không hề được dán tem nhãn phụ thể hiện những thông tin cần thiết bằng tiếng Việt về thành phần, tính năng, cách sử dụng, cảnh báo, xuất xứ hàng hóa, nhà nhập khẩu…

Được biết, cửa hàng Nhật nội địa Konni 39 là điểm đến quen thuộc của nhiều bà mẹ bởi ở đây có đa dạng sản phẩm dành cho mẹ và bé. Vì vậy vấn đề nguồn gốc xuất xứ càng đáng được quan tâm.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

 

leftcenterrightdel
 

Có thể thấy, các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài không có nhãn phụ sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc tìm hiểu thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ sản phẩm, thời gian sản xuất và hạn sử dụng cũng như các thành phần của sản phẩm, đồng thời làm gia tăng tình trạng hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng...

Hiện nay, lợi dụng tâm lý sính hàng ngoại cũng như lòng tin của người tiêu dùng, không ít cửa hàng đã sử dụng chiêu bài quen thuộc là trà trộn hàng giả, hàng nhái trong vỏ bọc hàng xách tay, bất chấp luật định, sức khoẻ của người tiêu dùng để thu lời bất chính. Khi xảy ra vấn đề ngoài ý muốn, thiệt hại không ai khác lại chính là người tiêu dùng!!!

Vì vậy dư luận có quyền hoài nghi về việc các sản phẩm không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, không rõ nguồn gốc tại cửa hàng Nhật nội địa Konni 39 liệu có đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng? Trong khi tại đây bán hàng loạt dược phẩm, thực phẩm dành cho trẻ em. Liệu các sản phẩm này có thực sự an toàn với sức khỏe trẻ nhỏ - đối tượng cần được bảo vệ nhất? Với mặt hàng dược phẩm, cơ quan chức năng nào cấp phép và cửa hàng này có thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan chức năng không?

Trong năm 2020, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, đối với hành vi kinh doanh hàng xách tay như mỹ phẩm, thuốc... không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan…(hàng nhập lậu) có giá trị trên 100 triệu đồng, thì mức phạt với tổ chức vi phạm lên đến 200 triệu đồng.

Vậy vai trò của các cơ quan chức năng ở đâu khi để cho các cửa hàng này bày bán sản phẩm đó? Liệu đây có phải hành vi tiếp tay cho tiêu thụ hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và cơ quan quản lý thị trường đang ở đâu khi hàng không rõ xuất xứ, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt vẫn được bày bán công khai?

Trên tinh thần bảo vệ người tiêu dùng, chúng tôi sẽ tiếp tục xác minh sự việc trên đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra và xử lý vi phạm nếu có.

"Hàng hóa nhập lậu” gồm: Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Theo Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, người có hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị áp dụng hình phạt tiền tùy từng mức độ, có thể lên đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Bên cạnh đó, nếu người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hoặc hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt con trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi thì có thể bị phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, tối đa có thể lên đến 200.000.000 đồng.

Nhóm PV
Nguồn Sở hữu trí tuệ
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/cua-hang-nhat-noi-dia-konni-39-nguyen-trai-store-san-pham-khong-tem-nhan-phu-chat-luong-lieu-duoc-dam-bao-d132244.html