Cắt lỗ mạnh nhưng rất nhiều căn condotel, biệt thự nghỉ dưỡng vẫn không ghi nhận giao dịch. Bất động sản nghỉ dưỡng đã và đang trải qua một năm vô cùng khó khăn. Theo các chuyên gia, dự cảm về một năm 2021 với phân khúc này có thể tươi sáng hơn.
Rất nhiều condotel, biệt thự nghỉ dưỡng tại các thị trường nghỉ dưỡng trọng điểm như Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng, Phú Quốc, Hội An (Quảng Nam) đã chứng kiến làn sóng cắt lỗ sâu đến thời điểm cuối năm 2020. Tuy nhiên, thị trường vẫn không ghi nhận giao dịch. Tại Nha Trang, theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, condotel trên đường Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng… đang rao bán cắt lỗ phổ biến từ 100-300 triệu đồng/căn. Cá biệt có những căn condotel trên đường Lê Thánh Tôn cắt lỗ 400-500 triệu đồng. Tại Đà Nẵng, condotel trên các tuyến đường Lý Thường Kiệt, Trường Sa, Võ Nguyên Giáp, Ngô Quyền… cũng ghi nhận nhiều căn đang rao cắt lỗ phổ biến từ 200-300 triệu đồng.
Tuy đã cắt lỗ nhưng condotel tại các thị trường trên ghi nhận thanh khoản rất kém dù du lịch nội địa bắt đầu sôi động trở lại trong những tháng cuối năm. Theo anh Trần Văn Huyên, một môi giới chuyên hàng nghỉ dưỡng tại Nha Trang cho biết sở dĩ thanh khoản của thị trường kém là bởi sự phát triển của những thị trường du lịch trên phụ thuộc không nhỏ vào nguồn khách quốc tế - hiện đang không thể đi du lịch do diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Khách du lịch nội địa dù tăng trở lại thời gian gần đây nhưng vẫn không đủ mạnh để tạo hấp lực với bất động sản nghỉ dưỡng tại những thị trường truyền thống. Hiện phần lớn môi giới phân khúc này đều chuyển sang môi giới phân khúc khác hoặc chuyển nghề. Nhiều loại hình khác của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng như khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng… cũng trong tình cảnh tương tự: rao bán cắt lỗ nhưng thanh khoản rất kém, thậm chí không có người mua.
|
|
Năm 2021, bất động sản nghỉ dưỡng có thể tươi sáng hơn |
Không thể phủ nhận bất động sản nghỉ dưỡng đã trải qua một năm vô cùng ảm đạm, báo cáo của Hội Mội giới Bất động sản Việt Nam cho biết nguồn cung, giao dịch và tỉ lệ hấp thụ rất thấp. Lượng condotel đang được rao bán trên thị trường chủ yếu là hàng tồn với hơn 18.000 sản phẩm. Trong 9 tháng đầu năm 2020, thị trường condotel gần như đóng băng. Đến quý 4/2020, thị trường bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Một số dự án đã bắt đầu có giao dịch nhưng lượng giao dịch không đáng kể. Theo thống kê, cả năm 2020, bất động sản nghỉ dưỡng giao dịch thành công khoảng 120 sản phẩm. Lượng cung biệt thự nghỉ dưỡng, shophouse năm 2020 đạt gần 15.000 sản phẩm. Thế nhưng tỉ lệ hấp thụ chỉ đạt xấp xỉ 8%.
Đánh giá về thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư kí Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết trong năm 2020, du lịch là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh. Hiê%3ḅu quả kinh doanh ngành du lịch trong nước sụt giảm nghiêm trọng. Hầu hết các cơ sở du lịch đều hoạt đô%3ḅng cầm chừng hoặc đóng cửa. Hiê%3ḅn tượng trên là mô%3ḅt trong những nguyên nhân khiến bất động sản du lịch năm 2020 kém hiê%3ḅu quả trong việc thu hút đầu tư.
Ngoài ra, cơ quan chính quyền các địa phương chưa có đô%3ḅng thái đáng kể, đặc biệt là các vấn đề về pháp lý nên chưa tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư tham gia vào bất động sản du lịch. Nhiều dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương đang gặp phải những vướng mắc về pháp lý nên chưa thể khởi đô%3ḅng đầu tư xây dựng.
Nhìn nhận về năm 2021, ông Đính cho rằng ngành du lịch sẽ phục hồi trở lại mô%3ḅt phần nhờ hoạt đô%3ḅng kích cầu du lịch nô%3ḅi địa. Chính phủ khóa mới sẽ quan tâm hơn đến chính sách pháp lý cho bất động sản du lịch, tạo niềm tin tốt hơn cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, trong năm 2021, nhiều dự án bất động sản du lịch có quy mô lớn, đa dạng dịch vụ, chất lượng cao với nhiều đại đô thị du lịch hoành tráng sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt đô%3ḅng. Điều này chắc chắn sẽ tạo đô%3ḅng lực thúc đẩy hiê%3ḅu quả ngành kinh tế du lịch cho Viê%3ḅt Nam, tạo mô%3ḅt lực hút mạnh các nhà đầu tư quay trở lại với thị trường bất động sản du lịch.