Trong thời gian gần đây, COVID-19 đã bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia. Ấn Độ là điểm nóng đáng chú ý nhất, với cơn ‘sóng thần’ COVID-19 đẩy hệ thống y tế đến bờ vực sụp đổ. Nước này ghi nhận con số kỷ lục là hơn 400.000 ca mắc mới và hơn 4.000 ca tử vong một ngày. Bệnh viện hết giường bệnh, oxy; người bệnh chết trên phố; nhà hỏa táng kín chỗ… là những cảnh tượng bi thương trong những tuần vừa qua tại Ấn Độ.

Không chỉ Ấn Độ, số ca mắc COVID-19 cũng gia tăng ở các quốc gia châu Á khác như Nepal, Campuchia, Malaysia… dẫn đến một số quy định phong tỏa nghiêm ngặt.

Tại Việt Nam, trong những ngày vừa qua, cả nước liên tục ghi nhận các ca mắc trong cộng đồng, có ngày hơn 100 ca. Mặc dù số ca mắc trong cộng đồng gần đây đã giảm khi công tác truy vết, khoanh vùng dập dịch được thực hiện mạnh mẽ, việc biết rõ những triệu chứng Covid-19 phổ biến là cần thiết để đánh bại COVID-19.

Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về căn bệnh này:

COVID-19 là gì?

 COVID-19 là một bệnh do một loại virus corona mới có tên là SARS-CoV-2 gây ra, theo thông tin chính thức từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

WHO lần đầu biết đến loại virus mới này vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, sau một báo cáo về một nhóm các ca bệnh 'viêm phổi do viurs’ ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Theo Web MD, một số người mắc COVID-19 nhưng không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết mọi người sẽ có các triệu chứng nhẹ và tự khỏi. Nhưng khoảng 1/6 người sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như khó thở. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn sẽ cao hơn ở người lớn tuổi hơn hoặc có bệnh nền khác như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.

Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan virus ra cộng đồng. Dưới đây tất cả những triệu chứng của COVID-19 bạn cần biết, theo thông tin chính thức từ WHO.

leftcenterrightdel
Ho khan là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 


Triệu chứng COVID-19
Các triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 là:

• Sốt

• Ho khan

• Mệt mỏi

Các triệu chứng ít gặp hơn và có thể ảnh hưởng đến một số bệnh nhân:

• Mất vị giác hoặc khứu giác,

• Nghẹt mũi,

• Viêm kết mạc,

• Đau họng,

• Đau đầu,

• Đau cơ hoặc khớp,

• Các loại phát ban da khác nhau,

• Buồn nôn hoặc nôn mửa,

• Tiêu chảy,

• Ớn lạnh hoặc chóng mặt.

Các triệu chứng của bệnh COVID‐19 nặng:

• Khó thở,

• Mất cảm giác ngon miệng,

• Hoang mang,

• Đau dai dẳng hoặc áp lực ở ngực,

• Sốt cao (trên 38°C).

Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn là:

• Cáu gắt,

• Hoang mang,

• Giảm ý thức (đôi khi kết hợp với co giật),

• Lo lắng,

• Phiền muộn,

• Rối loạn giấc ngủ,

• Các biến chứng thần kinh nghiêm trọng và hiếm gặp hơn như đột quỵ, viêm não, mê sảng và tổn thương thần kinh.

Bất kỳ ai bị sốt và/hoặc ho, kèm theo khó thở hoặc thở gấp, đau hoặc tức ngực, mất khả năng nói hoặc cử động nên đi khám ngay lập tức, WHO khuyến cáo. Nếu có thể, hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đường dây nóng hoặc cơ sở y tế trước để được hướng dẫn.

Triệu chứng COVID-19 ở trẻ em

Các nhà nghiên cứu cho biết trẻ em có nhiều triệu chứng COVID-19 giống như người lớn, nhưng có xu hướng nhẹ hơn. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ em bao gồm:

- Sốt

- Ho

- Khó thở

Bao lâu mới phát triển triệu chứng COVID-19?

 Thời gian kể từ khi tiếp xúc với COVID-19 đến khi các triệu chứng xuất hiện trung bình là 5-6 ngày và có thể từ 1-14 ngày. Đây là lý do tại sao những người đã tiếp xúc với virus được khuyến cáo ở nhà và tránh xa những người khác trong 14 ngày, thậm chí là 21 ngày, để ngăn chặn sự lây lan của virus.

leftcenterrightdel
Đeo khẩu trang là một trong những cách phòng COVID-19 

Chuyện gì xảy ra với bệnh nhân COVID-19?

Trong số những người xuất hiện các triệu chứng, hầu hết (khoảng 80%) khỏi bệnh mà không cần điều trị tại bệnh viện. Khoảng 15% bị bệnh nặng cần thở oxy và 5% bị bệnh cực kỳ nặng cần được chăm sóc đặc biệt, theo WHO.

Các biến chứng dẫn đến tử vong có thể bao gồm suy hô hấp, hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng và/hoặc suy đa cơ quan, bao gồm tổn thương tim, gan hoặc thận.

Trong một số trường hợp hiếm, trẻ em có thể phát triển một hội chứng viêm nặng vài tuần sau khi bị nhiễm virus.

Ai có nguy cơ bệnh nặng cao nhất?

 Theo WHO, Những người từ 60 tuổi trở lên và những người có bệnh nền như huyết áp cao, các vấn đề về tim và phổi, tiểu đường, béo phì hoặc ung thư, có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn.

Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh với COVID-19 và diễn tiến thành bệnh nặng hoặc tử vong ở mọi lứa tuổi.

COVID-19 có triệu chứng lâu dài không?

Một số người từng mắc COVID-19 vẫn tiếp tục gặp các triệu chứng, bao gồm mệt mỏi, các triệu chứng về hô hấp và thần kinh.

WHO đang làm việc với Mạng lưới Kỹ thuật Toàn cầu về Quản lý Lâm sàng COVID-19, các nhà nghiên cứu và các nhóm bệnh nhân trên khắp thế giới để thiết kế và thực hiện các nghiên cứu về bệnh nhân đã trải qua giai đoạn bệnh cấp tính ban đầu để hiểu tỷ lệ bệnh nhân chịu ảnh hưởng lâu dài, các ảnh hưởng này tồn tại trong bao lâu và tại sao chúng xảy ra. Những nghiên cứu này sẽ được sử dụng để phát triển thêm hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân.

Phân biệt COVID-19, cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng

Theo Web MD, vì COVID-19 có nhiều triệu chứng tương tự cảm cúm, cảm lạnh nên khó có thể biết được bạn đang mắc bệnh nào. Nhưng có một vài hướng dẫn có thể hữu ích.

Bạn có thể bị COVID-19 nếu bị sốt và khó thở, cùng với các triệu chứng được liệt kê ở trên.

Nếu bạn không cảm thấy khó thở, đó có thể là bệnh cúm. Bạn vẫn nên tự cách ly để đề phòng.

leftcenterrightdel
COVID-19 đôi khi có thể bị nhầm với cảm cúm, cảm lạnh. 

Có thể là bệnh dị ứng nếu bạn không sốt nhưng ngứa mắt, hắt hơi và sổ mũi.

Nếu bạn không sốt và mắt không ngứa, có thể bạn đang bị cảm lạnh.

Gọi cho bác sĩ nếu bạn lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào. COVID-19 có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng nên khó chẩn đoán. Xét nghiệm COVID-19 sẽ cung cấp câu trả lời chính xác.

Nên làm gì để phòng COVID-19?

 Thực hiện các bước sau để ngăn chặn COVID-19:

• Rửa tay thường xuyên, ít nhất 20 giây mỗi lần, bằng xà phòng và nước.

• Sử dụng cồn rửa tay với ít nhất 60% cồn nếu bạn không có xà phòng và nước.

• Hạn chế tiếp xúc với người khác. Tránh xa người khác ít nhất 1,8m nếu bạn phải ra ngoài.

• Đeo khẩu trang bằng vải ở những nơi công cộng.

• Tránh những người bị ốm.

• Không chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng trừ khi bạn vừa rửa tay.

• Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà bạn tiếp xúc nhiều.


Trà My/(Nguồn: WHO, Web MD)

 

Nguồn Doanhnghieptiepthi
Link bài gốc

https://doanhnghieptiepthi.vn/tat-ca-trieu-chung-covid-19-ban-can-biet-cach-phan-biet-voi-cam-cum-cam-lanh-161211305143905124.htm