Tạp chí Pháp luật và Phát triển là đơn vị trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam. Tạp chí tiền thân Tạp chí Pháp luật được thành lập năm 2001 theo giấy phép số 398/GP-BVHTT do Bộ văn Hóa - Thông tin cấp ngày 15/8/2001 với hai thứ tiếng Anh – Pháp.

Trải qua 10 năm hình thành và phát triển kể từ năm 2012, Tạp chí Pháp luật và Phát triển đang trở thành một trong những cánh tay nối dài thực hiện trọn vẹn vai trò tuyên truyền chính sách, chủ trương của Đảng, phổ biến pháp luật Nhà nước đến với người dân.

leftcenterrightdel
Tạp chí Pháp luật và Phát triển đã cho ra mắt giao diện tạp chí điện tử mới. 

Tạp chí còn là một diễn đàn khoa học có uy tín của giới luật học trong và ngoài nước; có những đóng góp trong việc tăng cường năng lực của Hội Luật gia trong hoạt động đối ngoại, trong việc thúc đẩy các hoạt động của Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế, Hiệp hội Luật gia ASEAN và nhiều thiết chế quốc tế khác; tăng cường năng lực hoạt động và vị thế của Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN.

Sau thời gian nghiên cứu và triển khai hợp tác với các đối tác kĩ thuật để vận hành thử, Tạp chí Pháp luật và Phát triển đã cho ra mắt giao diện tạp chí điện tử mới với các chuyên mục truyền thống đã tạo nên thương hiệu cho Tạp chí như nghiên cứu lý luận, thực tiễn pháp luật và tư pháp cũng như các chuyên mục mới được phân bố và sắp xếp một cách khoa học, hài hòa và được triển khai trên nền tảng đa phương tiện.

Với các tính năng công nghệ AI hiện đại mới nhất hiện nay và quản trị bảo mật được áp dụng vào quá trình thao tác kĩ thuật CMS của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, Tạp chí Pháp luật và Phát triển kỳ vọng sẽ đáp ứng đầy đủ các thông tin chuyên sâu và là nơi để bạn đọc, doanh nghiệp có thể trao gửi niềm tin.

Hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Phát triển hướng sự quan tâm của bạn đọc trong nước và quốc tế đến pháp luật, đến vai trò của pháp luật, chính sách đối với phát triển bền vững, bảo vệ quyền con người và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam và trên thế giới. Những mục tiêu cụ thể mà Tạp chí Pháp luật và Phát triển hướng đến bao gồm:

- Tạo diễn đàn khoa học mở cho việc trao đổi kiến thức pháp luật, vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế xã hội cho các nhà khoa học trong nước, nước ngoài và trọng tâm là các nhà khoa học từ ASEAN.

- Giới thiệu những thành tựu trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam;

- Thúc đẩy phát triển quan hệ quốc tế, sự hiểu biết lẫn nhau giữa Hội Luật gia Việt Nam thông qua các nghiên cứu, hoạt động của Viện Pháp luật và Kinh tế ASEAN, của các đơn vị trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam, qua đó nâng cao vị thế, vai trò của Hội trên trường quốc tế, đặc biệt trong các tổ chức như Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL) và Hiệp hội Luật gia ASEAN (ALA).

- Phối hợp với các cơ quan báo chí khác của Hội tiếp tục nâng cao năng lực của Hội trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được Đảng và Nhà nước giao phó. 

PV
Nguồn TEVN
Link bài gốc

TEVN