leftcenterrightdel
 

Steve Siebold là một triệu phú tự thân nổi tiếng với việc lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, đã kể rằng khi ông còn đang dang dở việc học tại trường đại học, ông đã bắt đầu hành trình trở thành người giàu có của mình bằng một cuộc phỏng vấn – với một triệu phú.

Kể từ đó, ông đã phỏng vấn hơn 1.200 người giàu nhất thế giới trong ba thập kỷ qua, viết nên cuốn sách "Người giàu suy nghĩ như thế nào?" và rút ra những kinh nghiệm quý giá để tự bản thân mình trở thành một triệu phú. Từ những nghiên cứu về những đặc điểm của giới giàu có, ông đã nhận ra một điều rằng: có một điểm chung trong cách tiêu khiển của giới thành đạt: Họ tự giáo dục bằng cách đọc sách .

Siebold cho biết “Khi bạn đi vào nhà của một người giàu có, thì một trong những điều đầu tiên bạn sẽ thấy là một thư viện sách rộng lớn mà họ đã sử dụng để tự học cách trở nên thành công hơn. Trong khi tầng lớp thấp đọc tiểu thuyết, báo lá cải và các tạp chí giải trí”.

leftcenterrightdel
 

Người giàu thích việc được giáo dục còn hơn là việc giải trí. Lấy tỷ phú Warren Buffett làm một ví dụ, ông ước tính rằng 80% ngày làm việc của mình là dành riêng cho việc đọc, ông cho biết: " Đọc được 500 trang sách mỗi ngày, đó là cách mà kiến thức hoạt động và xây dựng dần lên, giống như món lãi kép đang tích lũy theo thời gian".

Triệu phú truyền thông bà Oprah Winfrey tin rằng việc đọc sách đã giúp bà thay đổi từ một tuổi thơ nghèo khó sang một cuộc sống giàu có. Việc đọc sách truyền cảm hứng để bà ấy nhìn xa hơn và bắt đầu suy nghĩ về cách thay đổi thế giới của bản thân mình, Winfrey nói: "Tôi đã học đọc từ năm 3 tuổi và sớm phát hiện ra có cả một thế giới để chinh phục vượt ra ngoài trang trại của chúng tôi ở Mississippi".

Tỷ phú Bill Gates có thể được xem là một người ham mê việc đọc sách khi đọc đến hơn 50 cuốn sách mỗi năm. Và khi được hỏi làm thế nào tỷ phú Elon Musk học được cách chế tạo tên lửa, ông chỉ nói đơn giản là tôi đọc sách.

Theo Thomas Corley, tác giả của cuốn "Thói quen làm giàu: Thói quen thành công hàng ngày của những người giàu có", mỗi ngày 67% người giàu xem ti vi trong một giờ hoặc ít hơn, trong khi chỉ 23% người nghèo giữ thời gian xem ti vi dưới 60 phút. Corley cũng chỉ ra rằng chỉ có 6% số lượng người thành đạt xem các chương trình truyền hình thực tế, trong khi có đến 78% người nghèo xem các chương trình trên.

Thực tế là không phải người giàu nào cũng có được sự đầu tư từ thuở nhỏ thông qua giáo dục chính quy, nhiều người thành công nhất lại nhận được ít sự giáo dục chính thức. Tuy nhiên, ông Siebold cho rằng những người này trở nên thành đạt vì họ biết đánh giá cao sức mạnh của việc tự học trong suốt thời gian lâu sau khi học xong đại học, Siebold nhận định:

leftcenterrightdel
 

Tạp chí kinh doanh của Mỹ Fast Company nhận định rằng những người thành công nhất tràn ngập những cuốn tự truyện của những cá nhân thành công khác để tìm kiếm sự hướng dẫn, tìm cảm hứng và có động lực.

Nghiên cứu của Siebold rất thú vị và hữu ích cho những ai muốn trở thành người thành đạt, đó là bước đầu tiên bạn phải là người "biết đọc", nghĩa là như Siebold đã chỉ ra rằng các giai tầng khác nhau đọc và xem những thứ khác nhau. Nếu hàng ngày bạn mãi đọc những thông tin trên Twitter, Facebook, hay các thông tin về ngôi sao, thì bạn khó có thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó. Và nếu bạn không học được những cách ứng xử có đạo đức, văn minh, tao nhã, thì bạn cũng khó có thể đặt bước vào thế giới thượng lưu lịch thiệp.

 

Ngọc Tú

 

Nguồn Doanhnghieptiepthi
Link bài gốc

https://doanhnghieptiepthi.vn/nguoi-ngheo-thich-doc-tieu-thuyet-bao-la-cai-tap-chi-giai-tri-con-nguoi-giau-doc-sach-gi-cau-tra-loi-sau-khi-phong-van-1200-nguoi-giau-nhat-the-gioi-la-day-16121050419303867.htm