Theo phản ánh này, ngày 15/10/1997, khi đang là sinh viên, ông Lê Quang Thuận được UBND huyện Hướng Hóa tuyển dụng vào làm hợp đồng chức danh: Kế toán tại Trung tâm Thể dục Thể thao huyện Hướng Hóa cho đến tháng 11/1998. Từ tháng 12/1998 đến tháng 9/2001, ông Thuận được tuyển dụng làmhợp đồng tại Văn phòng UBND huyện Hướng Hóa với chức danh: Chuyên viên tổng hợp kinh tế. Từ thời điểm tháng 10/2001 đến tháng 3/2005, ông Thuận được tuyểndụng vào biên chế tại Văn phòng UBND huyện Hướng Hóa. Từ tháng 4/2005 đến tháng 7/2007, ông Thuận được bổ nhiệm chứcdanh Phó chánh Văn phòng UBND huyện Hướng Hóa (phụ trách lĩnh vực kinh tế). Từ tháng 8/2007 đến tháng 07/2012, ông Thuận được bổ nhiệm chức danh Chánh văn phòng UBND huyện Hướng Hóa. Từ tháng 07/2012 đến tháng 08/2014, ông Thuận được điều động luân chuyển giữ chức Bí thư Đảng ủy thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. Từ tháng 09/2014 đến nay, ông Thuận được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa. Tại Đại hội đại biểu huyện Hướng Hóa khóa XVI được Đại hội bầu vào Ban chấp hành khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020, là Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy cơ quan Chính quyền huyện Hướng Hóa khóa 1, nhiệm kỳ 2015-2020.

Trong suốt thời gian công tác, ông Lê Quang Thuận đã tham gia các khóa học: Trung cấp lý luận chính trị (tại chức) ở Trường Chính trị Lê Duẩn (Quảng Trị) thời gian từ tháng 5/2009 đến tháng 10/2010; Học cao cấp lý luận chính trị (tại chức) tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực 3 – Đà Nẵng thời gian từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2014; Bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính tại Trường Đào tạo cán bộ công chức thuộc Bộ Nội vụ, thời gian từ 15/8 đến 15/10/2015. Ông Thuận cũng học thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế), tốt nghiệp ngày 24/10/2018.

Tuy nhiên, theo phản ánh này thì ông Lê Quảng Thuận đã rất 'mập mờ' trong việc kê khai trình dộ chuyên môn cao nhất trong sơ yếu lý lịch cán bộ của mình là: Cử nhân. Theo giấy xác nhận ngày 18/07/1997 của Trưởng phòng giáo vụ và quản lý sinh viên - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đà Nẵng thì ông Lê Quang Thuận đã học lớp 94K11, ngành Kinh tế phát triển, hệ đào tạo: Ngắn hạn cử tuyển và đã tốt nghiệp loại Trung bình. Trên văn bằng tốt nghiệp của ông Lê Quang Thuận được TS. Võ Xuân Tiến – Hiệu trưởng nhà trường ký ngày15/01/2001 cũng ghi rất rõ là “Bằng tốt nghiệp Đại học ngắn hạn”.
leftcenterrightdel
Xác nhận "đại học ngắn hạn' của PCT UBND huyện Hướng Hoá, Quảng Trị 

Về vấn đề này, theo Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục, đại học ngắn hạn tập trung là hệ đào tạo được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho phép một số trường đại học đào tạo bên cạnh hệ đại học dài hạn từ năm học 1986-1987 theo Thông tư số 30/TS-ĐH ngày30/08/1986 nhằm đáp ứng yêu cầu cán bộ cho cấp huyện và cơ sở sản xuất, các vùng núi, biên giới, hải đảo và các vùng sâu. Đây là hệ đào tạo có thời gian đào tạo rút ngắn hơn so với đại học dài hạn. Vì vậy nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo được các trường đại học xây dựng lại cho phù hợp và “Những học sinh hoàn thành đầy đủ chương trình học tập và đạt yêu cầu tất cả các kỳ thi kiểm tra học kỳ và thi tốt nghiệp sẽ được nhà trường cấp bằng riêng".

Để cấp phát bằng tốt nghiệp cho hệ đại học ngắn hạn, ngày 05/05/1992 Bộ Giáo dục Đào tạo có công văn số 2480/ĐH hướng dẫn như sau:

“Đối với các khóa tuyển sinh đại học ngắn hạn từ năm 1990 trở về trước, người tốt nghiệp sẽ được nhận một trong hai loại bằng:

- Bằng tốt nghiệp đại học do Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phát hành trước năm 1991 có thêm một số dấu hiệu đặc biệt (trên bìa có đóng dấu nổi của Bộ Giáo dục Đào tạo, mặt trong có dòng chữ “Hệ đại học ngắn hạn”;

– Bằng tốt nghiệp cao đẳng do Bộ Giáo dục Đào tạo phát hành từ năm 1991 trở đi. Cả hai loại bằng trên có giá trị hoàn toàn như nhau".

Như vậy Bằng tốt nghiệp cử nhân Kinh tế của ông Lê Quảng Thuận sẽ tương đương với bằng tốt nghiệp cao đẳng. Việc UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) xem “bằng tốt nghiệp đại học ngắn hạn” của ông Lê Quang Thuận tương đương với bằng tốt nghiệp đại học chính quy để tuyển dụng và bổ nhiệm các chức danh theo quá trình công tác của ông này là chưa đúng với quy định. Mặt khác, có uẩn khúc gì ở việc ông Lê Quang Thuận được công nhận tốt nghiệp vào thời điểm tháng 01/2001 nhưng vẫn được cấp “bằng tốt nghiệp đại học ngắn hạn”? Theo công văn hướng dẫn số 2480/ĐH của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc cấp bằng tốt nghiệp cho hệ đại học ngắn hạn cho ông Thuận có phù hợp với thực tế hay không? Việc Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) công nhận “bằng tốt nghiệp đại học ngắn hạn” của ông Thuận để làm cơ sở đầu vào cho chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý Kinh tế có uẩn khúc gì không?.

Đang có nhiều dư luận trong công tác thẩm định, đề xuất để xảy ra câu chuyện “lập lờ đánh lận con đen” về văn bằng của ông Lê Quang Thuận.

Theo một số cán bộ UBND huyện Hướng Hóa, đến năm 2001 ông Thuận mới có “bằng tốt nghiệp đại học ngắn hạn” nhưng từ năm 1998, mặc dù không có một văn bằng nào lận lưng nhưng ông Thuận vẫn được tuyển dụng vào làm việc tại văn phòngUBND huyện Hướng Hóa.

Có một 'án lệ' tương tự trường hợp của ông Lê Quang Thuận. Mới đây, tỉnh Quảng Nam đã xử lý trường hợp “bằng tốt nghiệp đại học ngắn hạn” đối với ông Lê Ngọc Trung – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này. Ông Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam xác nhận, ông Lê Ngọc Trung đã được điều động từ Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh qua làm Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh với lý do bằng cấp chưa đủ chuẩn.

"Ngày xưa ông Trung học bằng đại học ngắn hạn, cho nên Bộ GD&ĐT cho rằng bằng đó chưa đủ trình độ Đại học, nên chưa đủ chuẩn", ông Dũng nói với báo chí.

Nhà chức trách tỉnh Quảng Trị cần lưu ý, kiểm tra trường hợp này để minh bạch thông tin trước cán bộ, nhân dân tỉnh nhà.
Theo Tạp chí Vietnam Traveller
Nguồn
Link bài gốc

https://travelmag.vn/nghi-ngai-van-bang-cua-pho-chu-tich-ubnd-huyen-huong-hoa-quang-tri-d27669.html