Tri thức trực tuyến đưa tin, nhà chức trách Trung Quốc đại lục cũng như đặc khu hành chính Hong Kong đã lên tiếng phản đối việc Nhật Bản xả nước thải từ Fukushima xuống biển, bất chấp Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn, theo Bloomberg.
leftcenterrightdel
 Mỹ phẩm Nhật Bản bị người Trung Quốc tẩy chay.

Tại Trung Quốc, người tiêu dùng bắt đầu tẩy chay mỹ phẩm Nhật Bản sau khi xuất hiện những cáo buộc vô căn cứ rằng các sản phẩm này không an toàn do liên quan tới nước thải từ Fukushima. Đợt tẩy chay đã khiến cổ phiếu các công ty mỹ phẩm bị ảnh hưởng.

Theo tạp chí VnEconomy, 1 hashtag về vấn đề này thu hút khoảng 300 triệu lượt xem trên Weibo - mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc. Chủ đề "Kem dưỡng SK-II nghi nhiễm phóng xạ còn dùng được không?" làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi, khiến công ty mẹ của SK-II phải đưa ra tuyên bố bác bỏ tin đồn.

Protect & Gamble (P&G) tuyên bố tất cả các sản phẩm SK-II được sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu và tiêu chuẩn quy định của thị trường. Tuy nhiên sau đó, người dùng mạng Trung Quốc vẫn tiếp tục lập danh sách các thương hiệu mỹ phẩm Nhật Bản và đặt ra vấn đề về an toàn của chúng.

Theo Bloomberg, Shiseido cũng nhanh chóng đưa ra tuyên bố cho biết các sản phẩm của họ an toàn. Wakako Sato, một nhà phân tích cao cấp tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities, cho biết việc tẩy chay có thể là nguyên nhân khiến người tiêu dùng Trung Quốc quay lưng với các thương hiệu mỹ phẩm cao cấp của Nhật Bản.

Theo báo Tuổi trẻ, Bắc Kinh cáo buộc kế hoạch xả hơn 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân ra biển của Nhật Bản thiếu minh bạch và cho rằng nó gây ra mối đe dọa đối với môi trường biển và sức khỏe của người dân trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, Nhật Bản đã nhiều lần tuyên bố lượng nước này an toàn sau khi đã xử lý. Nhật Bản cho biết họ đã đưa ra những lời giải thích chi tiết và có cơ sở khoa học về kế hoạch của mình cho các nước láng giềng.

Việc xả lượng nước nhiễm xạ từ các bể chứa khổng lồ vào Thái Bình Dương dự kiến sẽ sớm diễn ra, nhưng chưa ấn định ngày cụ thể.

Lượng nước này chủ yếu được sử dụng để làm mát các lò phản ứng bị hư hại tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở phía bắc Tokyo, sau thảm họa kép động đất và sóng thần vào năm 2011.
Vân Anh (T/h)
Nguồn Đời sống & Pháp luật
Link bài gốc

https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-do-nao-khien-my-pham-nhat-ban-bi-nguoi-trung-quoc-tay-chay-a581900.html