Doanh nghiệp ngành dầu khí thận trọng kế hoạch lợi nhuận

Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (HOSE: GAS) lên kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2021 với tổng doanh thu 70.169 tỷ đồng, tăng 9% so với thực hiện 2020. Lãi sau thuế dự kiến 7.036 tỷ đồng, giảm 12% và cũng là kết quả thấp nhất trong 9 năm trở lại đây (kể từ 2012). Các chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên phương án giá dầu Brent 45 USD/thùng và tỷ giá 1 USD = 23.500 đồng.

leftcenterrightdel
 

GAS cho rằng, năm 2021 công ty sẽ gặp không ít khó khăn như việc xuất hiện đơn vị ngoài Tập đoàn cung cấp LNG là Công ty Năng lượng Hải Linh.

Chưa kể, số sự cố thiết bị gây gián đoạn cấp khí hoặc dừng cấp khí từ phía thượng nguồn ngày một tăng; Tập đoàn PVN đã giao kế hoạch sản lượng khí cho GAS ở mức cao và việc tiêu thụ khí của khách hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như ưu tiên nguồn giá rẻ, gây khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch.

Bên cạnh đó, GAS còn có thể gặp nhiều vấn đề như sản xuất ống thép, bọc ống chưa tìm được dự án lớn. Trong trường hợp dự án đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn lùi tiến độ, GAS sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

Tuy không đặt mục tiêu lợi nhuận đi lùi như GAS nhưng CTCP Máy - Thiết bị Dầu khí (PV Machino, Mã: PVM) cũng đã đưa ra kế hoạch kinh doanh thận trọng cho năm 2021.

PVM đặt kế hoạch 1.000 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 35% so với thực hiện 2020. Lợi nhuận sau thuế 2021 xấp xỉ 50 tỷ đồng, tương đương so với năm 2020. Ngoài ra, tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ tăng từ 10% lên 11%.

leftcenterrightdel
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 của PVM. 

CTCP Xuất nhập khẩu Petrolimex (HOSE: PIT) cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh thận trọng cho năm 2021. Theo đó, PIT đặt mục tiêu doanh thu và lãi sau thuế năm 2021 đạt lần lượt 731 tỷ đồng và 2,8 tỷ đồng, tăng 33% và 56% so với mức thực hiện 2020.

Đáng chú ý, Tổng Giám đốc PIT – ông Huỳnh Đức Thông chia sẻ, lợi nhuận kế hoạch 2021 của Công ty có thể đạt hơn 7 tỷ đồng, tuy nhiên, PIT đang phải trích lập khoản dự phòng 4,5 tỷ đồng cho các khoản nợ xấu.

Trong quý 1/2021, PIT đã lãi khoảng 3,5 tỷ đồng trong, tức đã vượt kế hoạch đề ra cho cả năm 25%.

CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2021 tạm thời của công ty với tổng doanh thu hợp nhất hơn 70.898 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất hơn 870 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch doanh thu năm 2021 dự kiến tăng trưởng 21%.

leftcenterrightdel
Chi tiết kế hoạch tài chính công ty mẹ BSR. (Nguồn: BSR). 

Theo BSR, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tình hình thị trường dầu thô còn nhiều biến động khó lường, các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh và tài chính cao hơn so với kết quả thực hiện năm 2020 sẽ là áp lực rất lớn cho Ban điều hành hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Doanh nghiệp phân bón dự kiến lợi nhuận giảm mạnh

Mới đây, Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM - sàn HOSE) đã công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông, đại hội dự kiến được tổ chức vào ngày 27/4.mex (HOSE: PIT).

Theo đó, năm 2021, DPM đặt ra kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất đạt 8.331 tỷ đồng, tăng 7,3% so với thực hiện năm 2020. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đồng loạt giảm 48%, lần lượt đạt 437 tỷ đồng và 365 tỷ đồng.

Năm 2020, dù doanh thu của DPM chỉ tăng 1% lên gần 7.762 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng tới 80,5% lên 702 tỷ đồng. Con số này đạt được là do năm 2020, doanh nghiệp được hưởng lợi lớn từ việc giá dầu khí xuống mức thấp kỷ lục.

leftcenterrightdel
 

Tương tự như DPM, Đạm Cà Mau có kết quả kinh doanh rất ấn tượng trong năm 2020 nhờ giá nguyên liệu đầu vào xuống thấp.

Cụ thể năm 2020, doanh thu thuần của Đạm Cà Mau tăng 7% lên 7.563 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 665 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2019.

Dù vậy, Đạm Cà Mau lại đặt mục tiêu lợi nhuận rất khiêm tốn cho năm 2021. Trong năm 2021, doanh nghiệp dự kiến tổng doanh thu là 7.839 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 197,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 1,8% và giảm 70,2% so với thực hiện trong năm 2020.

Loạt doanh nghiệp phân bón, dầu khí đặt kế hoạch lợi nhuận thận trọng - Ảnh 3
Thực tế, hiện tại giá dầu tăng khiến cho nhiều doanh nghiệp ngành dầu khí khả năng có lợi. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón đang chịu ảnh hưởng tiêu cực khi lợi nhuận có thể bị thu hẹp, do theo chuỗi giá trị ngành phân bón, giá khí đầu vào là nguyên liệu chủ yếu để các nhà máy phân bón sản xuất.

Hà Phương (T/h)

 

Nguồn SHTT
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/loat-doanh-nghiep-phan-bon-dau-khi-dat-ke-hoach-loi-nhuan-than-trong-d95057.html