Ghi nhận thực tế, tại khu đất thực hiện dự án của Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (đường Trịnh Văn Bô, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang mọc lên 2 khối nhà cao 2 tầng cao hàng chục mét. Theo lời cán bộ phụ trách Quản lý Trật tự đô thị và Xây dựng phường Phương Canh, thì đây là nhà tạm, được UBND quận Nam Từ Liêm chấp thuận cho chủ đầu tư xây dựng làm kho chứa đồ và lán trại để công nhân ở thực hiện dự án.

“Chủ đầu tư dựng nhà tạm bằng vật liệu tạm thời, dễ lắp ghép và tháo rời, có niên hạn sử dụng ngắn” – Cán bộ phụ trách Quản lý Trật tự đô thị và Xây dựng phường Phương Canh nói.

leftcenterrightdel
 Công trình đang gấp rút hoàn thiện mà không hề có một động thái nào từ phía cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, thực tế thì không như những gì vị cán bộ này nói. Đây là 2 khối nhà được xây dựng bằng khung thép, sàn tầng 1 và tầng 2 được đổ bê tông, tường vây và tường ngăn xây bằng gạch với xi măng kiên cố.

Phóng viên đặt câu hỏi về việc xây dựng nhà tạm có phải xin cấp giấy phép xây dựng không? Vị cán bộ phụ trách Quản lý Trật tự đô thị và Xây dựng phường Phương Canh khẳng định là có. Tuy nhiên khi được đề nghị cung cấp giấy phép xây dựng nhà tạm của hai khối nhà nói trên thì vị cán bộ này lại không xuất trình.

“Hai khối nhà trên là nhà tạm được UBND quận Nam Từ Liêm chấp thuận theo đề xuất của chủ đầu tư. Theo đề xuất thì chủ đầu tư xin dựng nhà tạm làm kho chứa đồ và nhà ở tạm cho công nhân thực hiện dự án” – vị cán bộ phụ trách Quản lý Trật tự đô thị và Xây dựng phường Phương Canh nói.

Mặc dù vị cán bộ này một mực khẳng định là nhà tạm cho công nhân ở để thực hiện dự án và kho chứa đồ, thế nhưng, từ phản ánh của bạn đọc và theo tìm hiểu của phóng viên thì được biết 2 khối nhà này được xây dựng để làm showroom ôtô.

leftcenterrightdel
 Công trình đang gấp rút hoàn thiện mà không hề có một động thái nào từ phía cơ quan chức năng.

Có chăng, chính quyền sở tại đang “dung túng” cho vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn? Câu hỏi trên, Tạp chí Doanh nghiệp và Đầu tư xin gửi đến UBND quận Nam Từ Liêm và Thành phố Hà Nội…!

Theo Luật Xây dựng 2014, thì về nguyên tắc, trước khi khởi công xây dựng công trình nhà tạm, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

Khoản 30 Điều 3 và Điều 94 Luật Xây dựng 2014, điều kiện để được cấp phép xây dựng nhà tạm: Một, nhà xây dựng tạm là nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định; Hai, thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Ba, phù hợp với quy mô công trình do UBND cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt; Bốn, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.

Ngoài ra còn phải đáp ứng các điều kiện sau: căn cứ vào khoản 1 Điều 93 Luật xây dựng 2014: Một, phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

Hai, bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

Ba, thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật xây dựng 2014.

 

 

Nguồn Theo Doanhnghiepvadautu
Link bài gốc

https://doanhnghiepvadautu.info.vn/ha-noi-chuyen-la-ve-cong-tac-quan-ly-xay-dung-o-phuong-phuong-canh/?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30&fbclid=IwAR1TKo2t4bvNZMqiha0y6VTBl2Kbrr7HUKTpkgUD6FX106CBYR8OY8wAgMU