Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trường Xuân Vương

Theo Bộ Y tế, Thực phẩm bảo vệ sức khỏa Trường Xuân Vương quảng cáo trên website:

https://vn.baosuckhoedoisong.site/truong-xuan-vuong

Quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, sử dụng hình ảnh bác sỹ, cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật.

Sản phẩm này được Công ty cổ phần dược phẩm Phát Đạt (Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Viet Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Trước đó, ngày 01/6/2020, Cục An toàn Thực phẩm đã có quyết định số 24/QĐ-XPVPHC xử phạt công ty cổ phần dược phẩm Phát Đạt số tiền 25 triệu đồng vì quảng cáo sản phẩm TPBVSK Trường Xuân Vương không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.

Có thể thấy, mặc dù Cục An toàn thực phẩm đã liên tiếp cảnh báo, xử phạt các vi phạm của Công ty cổ phần dược phẩm Phát Đạt nhưng dường như công ty này vẫn tiếp tục có những hành vi quảng cáo lừa dối người tiêu dùng để thu lợi bất chính.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp Đại Việt

Theo Bộ Y tế, trên các webisite:
http://www.khopdaiviet1.xyz/thaydao
https://thaoduoc.xuongkhoptd.online/dongy11111
https://www.luongyquandoi.xyz
https://chuabenh.dongyxuongkhop.xyz/vien-khop-dai-viet
Quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp Đại Việt gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, quảng cáo sử dụng hình ảnh bác sỹ, cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Sản phẩm này được Công ty Cổ phần thương mại IAC (Địa chỉ Số nhà 31, ngõ 186, đường Khương Trung, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Trước đó hồi cuối tháng 4, Cục An toàn thực phẩm cũng đã đưa ra cảnh báo trên các website:

https://daiviet.xkmochoa.com/dv5z;

http://khopviet.chuyenkhoa1.com/moi

Nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp Đại Việt không đúng bản chất, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp Khang Bình

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng cho biết trong thời gian qua trên website:

https://hieuqua.tinkhoe247.xyz/khopkhangbinh-thuockb

Nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Khớp Khang Bình quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, quảng cáo sử dụng hình ảnh bác sỹ, cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Sản phẩm này được Công ty TNHH Thương Mại Minha (Địa chỉ: phòng 202, số nhà 10, ngõ 72 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Trước đó, công ty TNHH Thương Mại Minha đã bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt 50 triệu đồng do quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khớp Khang Bình trên các website: http://www.nhathuockhangbinh.xyz, http://tinhhoadatviet.online gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Hiện, Cục An toàn thực phẩm cho biết, Cục đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm nêu trên. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không nên mua, sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trường Xuân Vương, Viên khớp Khang Bình và Viên khớp Đại Việt trên các website trên để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Quảng cáo thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 70 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/ 2013, theo đó mức phạt tiền từ 20.000.000-30.00.000 đồng đối với cá nhân và mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, đồng thời phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc cải chính thông tin.

Theo khoản 2, Điều 27, Nghị định15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: “Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”.

Khoản 15, Điều 6 Luật Dược 105/2016/QH13 cũng quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

 

Theo Tạp chí Vietnam Traveller
Nguồn
Link bài gốc

https://travelmag.vn/canh-bao-3-san-pham-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-quang-cao-lua-doi-d32213.html