Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn bài cho các gia đình

Hàng năm, cứ tới ngày 23 tháng Chạp người Việt lại chuẩn bị mâm cỗ, vàng mã, chè nước, hoa quả... để cúng ông Công ông Táo, tiễn các vị thần lên chầu Ngọc Hoàng.

leftcenterrightdel
 Mâm cúng ông Công ông Táo

Một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm có: 1 đĩa gạo, đĩa muối; 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng; 1 con cá chép sống; 1 bát canh mọc hoặc canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm; 1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng; 1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen; 3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau, lá trầu; 1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc; 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Theo tục xưa, đối với những gia đình có trẻ nhỏ, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà này phải là loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

leftcenterrightdel
Mỗi vùng, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo lại có sự khác nhau. 

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có gì khác nhau ở 3 miền Bắc - Trung - Nam?

Mỗi miền, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có sự khác nhau. Ví dụ, ở miền Bắc, bên cạnh mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ có cả cá chép sống; người miền Trung thường cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Các chuyên gia phong thủy gợi ý, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là nơi để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Bên cạnh đó, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề để cả nhà quanh năm no ấm. Có nơi lưu giữ phong tục vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

Lễ cúng ông Công ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Công ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.


Theo Tạp chí Vietnam Traveller
Nguồn
Link bài gốc

https://travelmag.vn/cach-lam-mam-co-cung-ong-cong-ong-tao-day-du-nhat-d40080.html