Cần thiết giãn cách các chuyến bay giải cứu

leftcenterrightdel
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Ảnh: Minh họa 

Tại cuộc họp, bác sĩ Phạm Trúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng cho biết, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại sân bay quốc tế Đà Nẵng đã xây dựng quy trình khép kín, rút kinh nghiệm trong việc đón khách từ sân đỗ vào nhà ga cho đến lúc lên xe đến nơi cách ly, làm sao đó để giảm thiểu thấp nhất thời gian khách ở nhà ga.

"Hiện nay, Đà Nẵng đang thực hiện cách ly công dân về nước tại khu quân sự hoặc khách sạn có trả phí và có những chuyến bay phối hợp cả 2 nhóm này", bác sĩ Lâm cho hay.

Cũng theo Phó giám đốc CDC Đà Nẵng, các chuyến bay giải cứu về sát giờ nhau quá sẽ gây ùn ứ khách tại nhà ga và dễ trộn lẫn khách giữa các chuyến.

"Với những chuyến bay này chúng tôi gần như phải sử dụng toàn bộ công suất của nhà ga để tách khách của các chuyến bay. Đề nghị bố trí các chuyến bay trong cùng 1 ngày thì nên giãn cách khoảng 4 tiếng để xử lý tốt hơn", bác sĩ Lâm nói.

Đại diện đồn Công an cửa khẩu CHK quốc tế Đà Nẵng (Cục xuất nhập cảnh - Bộ Công an) cũng cho rằng cần thiết giãn cách các chuyến bay giải cứu. Bởi chuyến bay giải cứu thông thường ưu tiên người già, trẻ em, sinh viên… thì việc giải quyết các thủ tục thuận tiện hơn do diện đối tượng ít hơn.

Nhưng nay, khi thực hiện các chuyến bay thương mại do các công ty lo trọn gói thì diện đối tượng mở rộng hơn, khi đó không loại trừ những trường hợp sử dụng giấy tờ không đúng quy định, nhập cảnh trái phép.

"Do đó, việc kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu sẽ dài hơn. Mới có một chuyến bay tại Nhật Bản về xuất hiện hành khách sử dụng dấu kiểm chứng giả", vị đại diện này cho biết.

Theo bác sĩ Phạm Trúc Lâm, đoàn khách về nước có thể cách ly tại nhiều khách sạn và khu quân sự, nên cần có danh sách khách trước để phân luồng thuận tiện hơn, tránh nhầm lẫn.

Bác sĩ Lâm cũng nêu ví dụ từng có chuyến bay gồm cả khách cách ly tại khu quân sự và khách sạn, do không có danh sách trước nên có khách cách ly tại khách sạn lại được đưa vào khu quân sự.

Trong khi đó khách đã nộp tiền cho doanh nghiệp rồi nhưng đưa vào khu quân sự thì không cho ra. Đến bây giờ vẫn chưa biết giải quyết các trường hợp đó như thế nào.

Ông Đỗ Trọng Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư khai thác nhà ga Quốc tế Đà Nẵng (AHT) cho biết, từ tháng 3/2020, nhà ga quốc tế T2 tạm dừng tất cả hoạt động phục vụ các chuyến bay thương mại. Phục vụ 88 chuyến bay giải cứu đưa công dân về nước và 23 chuyến bay đi.

"Hiện nay, AHT đã phải sa thải, tạm dừng làm việc khoảng 85-90% lao động. Nguồn lực hạn chế, đề nghị Cục Hàng không cũng như các đơn vị liên quan khi có chuyến bay về cần thông báo cho AHT sớm để chuẩn bị chu đáo khi câu chuyện nhân sự đã trở thành một bài toán", ông Hậu nói.

Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường cho rằng, Cục đã yêu cầu các hãng hàng không, các công ty lữ hành tổ chức chuyến bay đưa khách về cách ly tại khách sạn phải cung cấp danh sách hành khách sớm, ít nhất trước 24 giờ trước khi chuyến bay cất cánh. 30 phút trước khi bay phải chốt lại danh sách lần cuối cùng.

"Điều đó không chỉ đáp ứng được yêu cầu phân loại xuất nhập cảnh, xử lýy tếmà còn xác định được đối tượng không được xuất nhập cảnh ngay từ đầu bên kia", ông Cường nói.

Ông Cường cho hay, sau tháng 3/2020, Việt Nam chỉ thực hiện những chuyến bay nhân đạo và hạn chế thành phần về nước. Sắp tới, sẽ có nhiều chuyến bay đón công dân Việt Nam đi lao động ở nước ngoài hết hạn visa bị kẹt ở nước ngoài về nước.

Người lao động phải trả phí xét nghiệm, phí cách ly gồm: ăn, ở tại khách sạn. Trong đó ưu tiên 6 quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Lào và Campuchia.

Theo ông Cường, các đơn vị cần phối hợp tốt, phát hiện khó khăn, rút kinh nghiệm để tiến tới thực hiện các chuyến bay thương mại có tuần suất đưa công dân Việt Nam về nước..

leftcenterrightdel
Máy bay của hãng Vietnam Airlines (Ảnh minh họa; Nguồn: Internet) 

Chuyến bay quốc tế trả phí cách ly trọn gói

Trưa ngày 25/3, chuyến bay mang số hiệu VN5571 củaVietnam Airlineskhởi hành từ Đài Bắc (Đài Loan) đã hạ cánh an toàn tại sân bay Đà Nẵng lúc 13h20. Đây là chuyến bay trọn gói đưa công dân Việt Nam về nước theo hình thức tự chi trả toàn bộ chi phí, đánh dấu bước tái khởi động bay thương mại quốc tế của Vietnam Airlines sau thời gian tạm dừng khai thác do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Với kinh nghiệm trong việc vừa đảm bảo khai thác bay, an toàn bay, vừa đáp ứng các tiêu chuẩn phòng chống dịch bệnh, năng lực cách ly hành khách, BộGiao thông Vận tải, Cục hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và các cơ quan chức năng liên quan đã phối hợp kỹ lưỡng để thực hiện chuyến bay này.

Chuyến bay VN5571 hành trình Đài Bắc - Đà Nẵng được Vietnam Airlines khai thác bằng máy bay Airbus A321, chở hơn 200 hành khách là công dân Việt Nam. Hành khách trên chuyến bay đều phải đáp ứng các thủ tục phòng, chống dịch bênh vô cùng nghiêm ngặt như: có giấy xác nhận âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp realtime PCR của cơ quany tếcó thẩm quyền trong vòng 03 ngày trước khởi hành, xác nhận về địa điểm cách ly tại Việt Nam, cài đặt ứng dụng theo dõi tiếp xúc, khai báo y tế…

Sau chuyến bay, hành khách lại tiếp tục được xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Việt Nam. Nếu có kết quả dương tính, khách sẽ được chuyển đến cơ sở y tế để cách ly, chăm sóc theo quy định hiện hành. Nếu âm tính, khách sẽ được cách ly tại khách sạn đã đăng ký và được xét nghiệm lần hai vào ngày thứ 6 kể từ ngày nhập cảnh hoặc ngay khi có biểu hiện nghi ngờ... Nếu kết quả xét nghiệm lần hai âm tính, hành khách được phép di chuyển về nơi cư trú, tự cách ly đến khi đủ 14 ngày và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Đối với phi hành đoàn, toàn bộ thành viên sau khi trở về Việt Nam cũng được kiểm tra sức khỏe và tổ chức cách ly. Máy bay được phun khử khuẩn toàn bộ khoang hành khách, buồng lái bằng hóa chất theo tiêu chuẩn quốc tế.

 

Nhân Hà

Nguồn travelmag
Link bài gốc

https://travelmag.vn/cac-chuyen-bay-giai-cuu-cong-dan-ve-nuoc-cung-can-phai-gian-cach-d45004.html