Hệ số nợ tại doanh nghiệp ngành thép ‘khủng’

Kết thúc năm 2020, loạt doanh nghiệp ngành thép báo lãi lớn bất chấp Covid-19. Tuy nhiên, hầu hết các ông lớn ngành thép đang phải gánh những khoản nợ cả nghìn tỷ. Hệ số nợ trong năm 2020 tại các doanh nghiệp đều ở mức cao, trung bình trên 50%.

leftcenterrightdel
 

Cao nhất phải kể tới CTCP thép Việt Ý (VIS) có hệ số nợ lên tới 82% và CTCP Kim khí Miền Trung (KMT) với 82%; CTCP Gang thép Thái Nguyên (mã TIS) có hệ số nợ lên tới 80%; CTCP thương mại SMC với 76%; Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) với 63% và CTCP Thép Nam Kim (NKG) ở mức 58%;...

Mặc dù hệ số nợ ‘khủng’ nhưng các doanh nghiệp ngành thép vẫn ghi nhận lợi nhuận khả quan.

Cụ thể, VIS vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2020 với mức lãi ròng 20 tỷ đồng, là quý thứ ba liên tiếp ghi nhận lãi, trong khi cùng kỳ năm 2019 lỗ ròng gần 78 tỷ đồng.

Cả năm 2020, Thép Việt - Ý đạt 4.062 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 12%, nhưng lãi ròng gần 30 tỷ đồng trong khi năm trước chịu lỗ gần 219 tỷ đồng.

Với kết quả này, công ty đã vượt 12% chỉ tiêu doanh thu năm. Thép Việt Ý đã có lãi trở lại sau hai năm thua lỗ và đạt lợi nhuận ngoài dự tính trong khi kế hoạch công ty đề ra là lỗ 66 tỷ đồng năm 2020. Dẫu vậy, công ty vẫn đang chịu lỗ lũy kế 515 tỷ đồng hết năm 2020.

Hay tại HSG, doanh thu trong năm 2020 đạt 27.534 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với năm trước đó và mới chỉ thực hiện được 98% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế tại Hoa Sen đạt 1.151 tỷ đồng, gấp 3 cùng kỳ và đạt 288% kế hoạch năm.

Cả năm 2020, doanh thu thuần tại SMC hơn 15.744 tỷ đồng và lãi ròng đạt 310,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 6,5% và tăng 227% so với năm trước. EPS tăng lên mức 4.932 đồng từ mức 1.506 đồng trong năm 2019.

Năm 2020, SMC đặt mục tiêu doanh thu đạt 15.200 tỷ đồng và 120 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 10% và tăng 20% so với thực hiện năm 2019. Như vậy, kết thúc năm 2020, SMC vượt 3,5% mục tiêu về doanh thu và vượt 159% mục tiêu về lợi nhuận.

Đáng chú ý, năm 2020 TIS ghi nhận doanh thu thuần cả năm đạt gần 9.566 tỷ đồng, giảm 8,3% so với doanh thu đạt được năm 2019. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 457 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp đạt 4,8%

Kết quả, cả năm 2020 TIS lãi sau thuế 18,8 tỷ đồng, giảm đến hơn nửa so với số lãi hơn 40,7 tỷ đồng đạt được năm 2019, trong đó lợi nhuận sau thuế tại TIS ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ đạt hơn 17 tỷ đồng.

Nợ vay tài chính vẫn ở mức cao

Ngoài hệ số nợ cao trên mức 50% thì một số doanh nghiệp ngành thép còn đối mặt với nợ vay tài chính ở mức cao.

Cụ thể, tính đến 31/12/2020 nợ vay tài chính của VIS ở mức gần 2.079 tỷ đồng, tăng 39% so với thời điểm đầu năm. Nợ phải trả gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu. Đặc biệt, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tại VIS đang âm hơn 300 tỷ đồng trong khi năm 2019 dương hơn 295 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
Nguồn: BCTC năm 2020 đã kiểm toán tại VIS. 

Tại TIS, kết thúc năm 2020, vay và nợ thuê tài chính ở mức 4.853 tỷ đồng ( bao gồm ngắn hạn và dài hạn), tăng 6% so với đầu năm.

Trong BCTC quý 4/2020 tại KMT, mục vay và nợ thuê tài chính chỉ đề cập tới khoản vay ngắn hạn tăng 20% so với đầu năm, lên mức 521 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 

Tương tự như VIS, tại SMC tính đến 31/12/2020 nợ vay tài chính tăng 25% so với đầu năm, lên mức 2.609 tỷ đồng; Ngoài ra, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tại SMC trong năm 2020 âm gần 212 tỷ đồng, trong khi năm 2019 dương 463 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
Nguồn: BCTC quý 4/2020 tại SMC 

Tại ông lớn HPG, mục vay và nợ thuê tài chính không công bố nên con số này vẫn là một bí mật.Tuy nhiên, cuối năm 2020, nợ phải trả tại HPG tăng 34% so với đầu năm, lên mức 72.291 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng vọt từ 26.984 tỷ đồng lên 51.975 tỷ đồng.

Hà Phương

 

Nguồn SHTT
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/bat-ngo-voi-khoi-no-cua-loat-doanh-nghiep-nganh-thep-d66099.html