Theo Tổng cục Thống kê, tính chung bốn tháng đầu năm, cả nước có 37.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong bốn tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 22.700 doanh nghiệp, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, gần 14.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, tính từ đầu năm đến hết tháng 4 có khoảng 5.300 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể, gần 5.800 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế và hơn 5.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

leftcenterrightdel
 Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đóng cửa vì Covid-19

Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung nhiều nhất ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; thứ hai là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tiếp đó là nhiều doanh nghiệp trong ngành xây dựng; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo; dịch vụ lưu trú và ăn uống; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác và kinh doanh bất động sản…

Theo sau sự giải thể của nhiều doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, kinh tế trì trệ, và các tệ nạn, vấn đề xã hội xuất hiện nhiều hơn. Những doanh nghiệp vẫn còn đang cố gắng gồng gánh để không mất kiểm soát trước dịch bệnh, cũng đang loay hoay tìm hướng đi mới để giải quyết những khó khăn của thực tại.

Thay đổi, sáng tạo và dự phòng ngay khi có thể - Bài học “nằm lòng” cho doanh nghiệp trong đại dịch

Đứng trước khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, một số doanh nghiệp đã sớm tìm sự thay đổi từ chuỗi cung ứng đến sản phẩm, chấp nhận “chịu chi” với những sản phẩm, chiến dịch “bắt sóng” thị trường. Có thể kể đến như Biti's nhanh chóng thay đổi danh mục sản phẩm để theo kịp xu hướng của thị trường, cho ra mắt dòng sản phẩm giày mới với thông điệp cổ vũ cuộc chiến chống đại dịch, trong đó “không ai bị bỏ lại”. Samsung đã phải vận chuyển bằng đường hàng không các linh kiện điện tử từ Trung Quốc sang các nhà máy tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp chuyển sang phát triển các kênh bán hàng trực tuyến phục vụ “nền kinh tế ở nhà” khi các nhu cầu phát sinh từ dạy học trực tuyến, chơi game và xem phim, ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa, mua sắm hộ,… tăng lên.

Ở lĩnh vực du lịch, Apec Group tung ra thị trường sản phẩm du lịch tài chính Apec Mandala Holiday đúng thời điểm dịch bệnh quay trở lại. Tuy nhiên, sản phẩm này lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng yêu thích du lịch cũng như các nhà đầu tư vừa và nhỏ bởi những đặc tính vượt trội.

leftcenterrightdel
Apec Group bất ngờ tung ra một sản phẩm du lịch tài chính giữa đại dịch 

Sở hữu 250+ điểm đến đa dạng, Apec Mandala Holiday mang cho khách hàng cơ hội du lịch nghỉ dưỡng tại các khách sạn 5 sao với những trải nghiệm tiện ích, dịch vụ đẳng cấp nhất. Bên cạnh hệ thống khách sạn 5 sao được quản lý vận hành bởi Mandala Hospitality tại Mũi Né, Phú Yên, Hòa Bình… Ngay trong năm đầu tiên, du khách được lựa chọn nghỉ dưỡng tại các khách sạn danh tiếng khác như: Intercontinental, Sheraton, Movenpick, Wyndham, … và trong hệ thống đối tác của gói kỳ nghỉ. Cùng với đó, chỉ từ 700,000VNĐ/đêm, tương đương với mức giá khách sạn 3 sao, khách hàng đã được sở hữu một đêm nghỉ tại phòng khách sạn 5 sao thuộc hệ thống của Apec Mandala Holiday.

Bên cạnh đó, điểm ưu việt hơn so với các gói kỳ nghỉ thông thường đặc biệt thu hút nhà đầu tư là Apec Mandala Holiday là sản phẩm du lịch tài chính có cam kết lãi suất và cam kết kinh doanh. Theo đó, với những đêm nghỉ du khách chưa sử dụng, du khách sẽ đươc hưởng lãi suất cam kết tới 10% (tùy theo từng gói sản phẩm và nhận cam kết hỗ trợ kinh doanh phòng với mức giá gấp 200% giá mà du khách đã mua.

leftcenterrightdel
 Du lịch vẫn có thể sống sót nếu biết thay đổi, sáng tạo sản phẩm

Bên cạnh việc thay đổi và sáng tạo các sản phẩm, hướng đi mới trong hoạt động doanh nghiệp, tài chính cũng là vấn đề lớn khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu. Rà soát tiền mặt và hàng tồn kho để "lượng hóa" vốn lưu động được xem là ưu tiên số một để doanh nghiệp có các ứng phó chủ động trong thời kỳ khủng hoảng.

Trong các thời điểm khủng hoảng, tiền mặt dự trữ càng trở nên cực kỳ quan trọng do tính thanh khoản của chúng. Thời điểm khủng hoảng là thời điểm dễ dàng nhất để nhìn thấy khả năng dự phòng tài chính của các doanh nghiệp để vượt qua trong các trường hợp khó khăn. Đặc biệt với các doanh nghiệp tài chính, việc dự phòng tài chính và các phương án xử lý khi khủng hoảng không chỉ giúp “chèo lái” doanh nghiệp ổn định mà còn khẳng định được lòng tin của khách hàng.

Đại dịch Covid-19 có thể qua đi, nhưng bài học nằm lòng mà dịch bệnh này dạy cho mỗi doanh nghiệp đó là luôn phải chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng ngay khi có thể, kể cả về tài chính và hướng kinh doanh; thay đổi và sáng tạo trong từng bước đi, từng sản phẩm, để có thể sống sót trước bất kỳ cơn khủng hoảng nào.
Theo Đời sống pháp luật
Nguồn
Link bài gốc

https://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/thi-truong/bai-hoc-dat-gia-cho-doanh-nghiep-sau-dai-dich-thay-doi-sang-tao-va-du-phong-ngay-khi-co-the-a337185.html