Giá dầu tăng do Mỹ báo cáo cắt giảm sản lượng kỷ lục
Giá dầu tăng trong phiên cuối tuần và có tháng tăng tiếp theo, hưởng lợi từ tin tức sản lượng dầu của Mỹ trong tháng 5 cắt giảm kỷ lục.
Chốt phiên 31/7 dầu thô Brent tăng 37 US cent hay 0,9% lên 43,31 USD/thùng. Dầu thô Mỹ tăng 35 US cent hay 0,9% lên 40,27 USD/thùng sau khi giảm 3,3% trong phiên trước. Dầu thô Brent có tháng tăng thứ 4 liên tiếp, còn WTI tăng tháng thứ 3.
Trong báo cáo hàng tháng, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ giảm trong tháng 5/2020, giảm kỷ lục 2 triệu thùng/ngày xuống 10 triệu thung/ngày.
Triển vọng kinh tế toàn cầu lại suy yếu, với số ca nhiễm virus corona ngày càng tăng làm tăng nguy cơ việc phong tỏa mới và đe dọa bất kỳ sự phục hồi nào.
Lợi nhuận lọc dầu yếu hơn trên thế giới, nhu cầu dầu của Trung Quốc giảm và tồn kho dầu thô ở mức cao đã gây áp lực hơn nữa cho giá dầu.
Bjornar Tonhaugen, giám đốc thị trường dầu mỏ tại Rystad Energy có trụ sở tại Oslo, cho biết các thương nhân trong tuần tới sẽ theo dõi chặt chẽ sự gia tăng sản lượng dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các đồng minh. Bắt đầu từ 1/8 OPEC+ sẽ tăng sản lượng khoảng 1,5 triệu thùng/ngày bổ sung vào nguồn cung toàn cầu, sau khi cắt giảm sản lượng bởi sự bùng phát của đại dịch.
Giá LNG Châu Á tăng do trì hoãn khởi động nhà máy Gorgon
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) Châu Á tăng lên mức cao nhất 4 tháng trong tuần này, do việc tiếp tục đóng cửa một dây chuyền sản xuất tại nhà máy Gorgon của Australia sau khi bảo dưỡng.
Giá LNG trung bình giao tháng 9 sang đông bắc Châu Á ước tính đạt 2,7 USD/mmBtu, tăng 0,25 USD/mmBtu so với mức tuần trước.
Gorgon đang thực hiện công việc sửa chữa sau khi kiểm tra định kỳ các bộ trao đổi nhiệt propan trong quá trình bảo trì theo kế hoạch đã phát hiện ra các vấn đề về chất lượng mối hàn.
Sự tăng giá lên mức trong tuần này là lần đầu tiên kể từ cuối tháng 3. Nhưng giá vẫn yếu hơn so với năm trước và thấp hơn khoảng 36% so với mức một năm trước.
Vàng lại tăng, bạc tăng mạnh nhất một tháng từ năm 1982
Vàng tăng trong phiên cuối tuần, gần mức cao nhất trong mọi thời đại, do USD giảm giá và những số liệu kinh tế khủng khiếp đã châm ngòi cho việc tìm kiếm an toàn trong vàng.
Vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.971,83 USD/tấn, trong khi vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tăng 1% lên 1.985,9 USD/ounce.
Giá vàng giao ngày đã đạt kỷ lục 1.980,57 USD trong ngày 28/7 và tăng hơn 10% trong tháng này.
Nhà phân tích của Standard Chartered cho biết môi trường vĩ mô vẫn rất tích cực và giá tiếp tục theo dõi tỷ giá thực, sự suy yếu nghiêm trọng của USD đã giúp giá vàng tăng cao hơn.
USD theo hướng mất giá một tháng lớn nhất trong gần một thập kỷ.
Giá vàng đã tăng gần 30% trong năm nay, được thúc đẩy bởi lãi suất thấp trên toàn cầu và các gói kích thích rộng rãi từ các ngân hàng trung ương.
Bạc đã tăng 2,3% lên 24,08 USD/ounce, hướng tới tháng tăng 33%, mức tăng lớn nhất trong ghi nhận từ năm 1982, được hỗ trợ bởi nhu cầu đầu tư và trong công nghiệp.
Đồng giảm do chốt lời
Giá đồng giảm do các nhà đầu cơ chốt lời sau khi tháng 7 ghi nhận tháng tăng thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh sự phục hồi tại nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc.
Đồng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 0,3% xuống 6.413 USD/tấn, từ bỏ mức tăng trước đó và tiếp tục giảm so với phiên trước.
Tuy nhiên, đồng vẫn tăng 6,6% trong tháng 7, tăng tháng thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu phục hồi ở Trung Quốc sau khi bùng phát virus corona.
Đồng đã tăng vọt hơn 40% kể từ khi xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm hồi tháng 3.
Số liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 7 tăng tốc tháng thứ 5 liên tiếp khi chỉ số PMI sản xuất đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 3.
Dự trữ đồng trên sàn giao dịch LME giảm xuống mức thấp mới trong 6 tháng tại 128.125 tấn, thấp nhất kể từ ngày 17/1.
Quặng sắt Đại Liên tăng tháng thứ 5 do lạc quan về nhu cầu của Trung Quốc
Giá quặng sắt Đại Liên đóng cửa tăng trong phiên cuối tháng, đánh dấu tháng tăng thứ 5 liên tiếp, do hoạt động sản xuất tại Trung Quốc tăng tốc.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 1,3% lên 849,5 CNY (121,53 USD)/tấn, có tuần tăng thứ 4 liên tiếp.
Mặt hàng này đã không quan tâm tới dự báo nhu cầu thép yếu trong tháng 7, nguy cơ nguồn cung gần đây và tồn kho tại các cảng của Trung Quốc đang tăng lên, giá giao ngay trên 100 USD/tấn gần mức cao nhất trong 12 tháng.
Hiện tại các nhà máy thép vẫn có lợi và các công ty không có động lực để giảm sản lượng. Nhu cầu của thị trường này dự kiến tiếp tục mạnh.
Hoạt động sản xuất tại nước tiêu thụ thép hàng đầu thế giới này đã mở rộng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 7, vượt dự đoán của giới phân tích bất chấp sự gián đoạn bởi lũ lụt và số ca nhiễm virus corona trên thế giới tăng vọt.
Giá thép thanh trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,3% trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,9% và thép không gỉ tăng 1,7%.
Công ty khai thác quặng sắt Val SA đang xem xét mở rộng hơn nữa tại khu khai thác phức hợp phía bắc và dự kiến khởi động lại hoạt động tại khu Samarco trong tháng 12.
Cao su Nhật Bản giảm nhưng có tháng tăng thứ 4 liên tiếp
Giá cao su của Nhật Bản giảm trong phiên cuối tuần, bởi đồng JPY mạnh lên và do các nhà đầu tư chốt lời sau khi giá tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 7 tuần ở phiên trước, mặc dù cao su đã có tháng tăng giá thứ 4 liên tiếp.
Hợp đồng cao su Osaka kỳ hạn tháng 1 đóng cửa giảm 1,2 JPY hay 0,7% xuống 163 JPY (1,56 USD)/kg. Tính chung cả tháng cao su tăng 5,9%.
Cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 185 CNY xuống 10.840 CNY (1.555 USD)/tấn, sau khi đạt cao nhất kể từ đầu tháng 3 trong phiên trước.
So với đồng JPY, USD dã giảm giá và ở mức 104,36 JPY, mất 3,3% trong tháng này. Đồng JPY mạnh khiến các hàng hóa mua bằng JPY có giá thấp hơn khi mua bằng các đồng tiền khác.
Đường thô cao nhất trong 4,5 tháng
Đường thô trên sàn giao dịch ICE tăng lên mức cao nhất 4,5 tháng được hỗ trợ bởi triển vọng sản xuất yếu tại Thái Lan và một phần do USD suy yếu.
Đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 0,53 US cent hay 4,4% lên 12,64 US cent/lb, mức cao nhất kể từ ngày 10/3.
Các đại lý cho biết hạn hán có thể sản chế sản lượng tại Thái Lan, giúp bù một phần cho sản lượng tăng mạnh tại Brazil.
Một nhà môi giới trụ sở tại Mỹ cho biết các cuộc nói chuyện về Trung Quốc mua mạnh cũng thúc đẩy giá.
Đường trắng kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 13,4 USD hay 3,6% lên 381,6 USD/tấn.
Cà phê tăng
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 chốt phiên tăng 3,6 US cent hay 3,1% lên 1,1895 USD/lb, cao nhất trong 3,5 tháng.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 tăng 4 USD hay 0,3% lên 1,344 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường này được hỗ trợ từ những lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung tại Việt Nam nước sản xuất robusta hàng đầu thế giới do Việt Nam đang tìm cách hạn chế sự bùng phát của virus corona.
Một thương nhân Brazil cho biết có một số lo ngại về thời tiết khô hạn quá mức tại nước này có thể ảnh hưởng tới sản lượng vụ tới.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 01/8