Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và cho vay là hoạt động chính đem về doanh thu cho ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn những hoạt động khác đem về lợi nhuận cho ngân hàng như kinh doanh chứng khoán, công cụ phái sinh, ngoại hối, bảo lãnh…

Tài sản có sinh lời là những tài sản mang lại lợi nhuận cho ngân hàng như cho vay khách hàng, các khoản đầu tư, tiền gửi tại NHNN…

Do đó, khi một ngân hàng có khả năng phân bố tài sản vào các tài sản sinh lãi tốt nhất, cho thu nhập ròng lãi vay trong kỳ tốt nhất sẽ cho chỉ số NIM (tỉ lệ thu nhập lãi cận biên) cao. Tùy thuộc vào chu kỳ tín dụng và các chính sách điều tiết của NHNN hoặc do chính sách cho vay của từng ngân hàng sẽ có các chỉ số NIM ở các thời kỳ khác nhau giữa các thời kỳ và giữa các ngân hàng.

Số liệu của FiinGroup cho thấy, trong quý 3/2020, doanh thu của 21 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UPCoM tăng trưởng 10,8% so với cùng kì, lợi nhuận sau thuế tăng 6,5%. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận các ngân hàng tăng lần lượt 9,7% và 10,5%.

Trong quý 3/2020, NIM của 19 ngân hàng niêm yết tăng 9,7 điểm cơ bản so với quý 2/2020 lên 0,89%. Đây là mức NIM cao nhất và cũng là mức tăng lớn nhất kể từ quý 1/2018, nhưng lại là trên nền mức giảm mạnh trong quý 2/2020.

leftcenterrightdel
 

Kết thúc năm 2020, thống kê từ 27 ngân hàng cho thấy tỷ lệ NIM tại nhiều nhà băng có sự thay đổi lớn. Đáng chú ý là nhóm Big4 ngân hàng đều ghi nhận tỷ lệ NIM dưới 3% (Agribank chưa công bố BCTC).

Cụ thể: tỷ lệ NIM tại BIDV đạt 2,45%; Vietcombank đạt 2,91% và Vietinbank đạt 2,85%. Tỷ lệ này còn thấp hơn cả những ngân hàng có quy mô nhỏ như VPBank (8,71%); Techcombank (5,0%); MSB (3,34%); LienVietPostBank (3,16%); 0CB (3,88%);...

Trong top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2020, NIM tại MB giảm từ 4,9% năm 2019 xuống còn 4,75%; Vietcombank giảm từ 3,1% xuống 2,91%; VPBank giảm từ 9,35% xuống còn 8,71%.

Tuy tỷ lệ NIM tại VPBank giảm nhưng đây cũng là ngân hàng có NIM cao nhất trong nhóm khảo sát với 8,71%, xếp vị trí thứ hai là Techcombank với 5%. VietBank là ngân hàng có tỷ lệ NIM thấp nhất trong nhóm khảo sát với 0,77%.

leftcenterrightdel
 Tỷ lệ NIM của các ngân hàng năm 2020.

Theo CTCP Chứng khoán VnDirect, sau khi dịch bệnh kết thúc, xu hướng của NIM sẽ khác nhau giữa các ngân hàng. Theo đó, những ngân hàng với những đặc điểm sau đây sẽ chịu ít áp lực về NIM hơn:

Thứ nhất, ngân hàng có tỉ lệ thâm nhập thấp trong phân khúc bán lẻ: Việc tiếp tục mở rộng mảng cho vay cá nhân với lãi suất cao hơn sẽ giúp cải thiện lợi suất tài sản, nhờ đó giảm áp lực lên NIM gây ra bởi dịch bệnh.

Thứ hai, ngân hàng có tỉ lệ cho vay/huy động thấp: Những ngân hàng này có thanh khoản tốt hơn, và đây là yếu tố quan trọng trong thời kỳ khó khăn. Những ngân hàng này chịu ít áp lực hơn trong việc huy động thêm nguồn vốn mới để đảm bảo thanh khoản khi khách hàng không trả được nợ đúng hạn

Thứ ba, ngân hàng với khẩu vị rủi ro thấp: những ngân hàng này sẽ có nợ xấu tăng chậm hơn, do đó giảm nguy cơ phải thoái thu thu nhập lãi.

Hoàng Long

 

Nguồn SHTT
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/top-10-ngan-hang-co-ty-le-nim-cao-nhat-nam-2020-vang-bong-nhom-big4-d91838.html