Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, SDI được thành lập ngày 21/4/1999. Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư, xây dựng nhà các loại bao gồm: sân golf, dịch vụ thể dục thể thao, dịch vụ vui chơi giải trí, công viên nước, công viên cây xanh, kinh doanh phát triển nhà ở.

Tháng 6/2016, SDI nâng vốn điều lệ từ 845 tỷ đồng lên mức 3.845 tỷ đồng và duy trì đến cuối năm 2021.
leftcenterrightdel
 Phối cảnh dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An. 

SDI được biết đến là chủ đầu tư Dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An, có địa chỉ tại phường An Phú, quận 2 (nay là TP Thủ Đức), TP. Hồ Chí Minh. Thời gian gần đây, dự án này được quảng bá rầm rộ với tên The Global City.

Để đầu tư nguồn vốn cho dự án này, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI) đã phát hành 6.574,6 tỷ đồng trái phiếu (mã SDICB2124001). Thời điểm phát hành là ngày 15/12/2021 với kỳ hạn 36 tháng.

Lãi suất lô trái phiếu SDICB2124001 được tính kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Dự kiến với 04 kỳ tính lãi đầu tiên: lãi suất cố định tối đa bằng 10%, đối với các Kỳ tính lãi còn lại, lãi suất thả nổi và bằng tổng của tối đa 2,78% và lãi suất tham chiếu, nhưng trong mọi trường hợp không thấp hơn 10% /năm.

Tổ chức đăng ký, lưu ký lô trái phiếu trên là Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS).

Theo thông tin công bố tại thời điểm phát hành trái phiếu (15/12/2021), Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn là bà Mai Thị Kim Oanh. Doanh nghiệp có trụ sở tại số nhà A3, đường số 5, khu dân cư 10ha, khu phố 3, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ đăng ký của SDI tại thời điểm trên là 3.845 tỷ đồng.

Về tình hình tài chính, SDI chứng kiến khoản lỗ lũy kế tăng liên tục qua các năm, tăng mạnh vào các năm 2020 và 2021.

Tại thời điểm 31/12/2018, SDI lỗ lũy kế 2,296 tỷ đồng, đến 31/12/1019 số lỗ lũy kế tăng lên 2,459 tỷ đồng. Đến 31/12/2020, số lỗ lũy kế tăng mạnh gần 540% lên mức 13,237 tỷ đồng.

Đặc biệt, đến hết tháng 9/2021, số lỗ lũy kế của SDI đã tăng chóng mặt gần 850% lên mức 112,5 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của SDI cũng tăng nhanh qua các năm không kém số lỗ lũy kế, từ mức 4,53 lần (tại 31/12/2018) lên 5,08 lần (tại 31/12/2019) đến 6,21 lần (tại 31/12/2020) và lên đến 8,04 lần (tại 30/9/2021).

Lợi nhuận sau thuế của SDI cũng “cám cảnh” không kém khi liên tục âm qua các năm, từ mức -1,25 tỷ đồng (2018) tăng đột biến lên mức -114,4 tỷ đồng (2019). Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của SDI ở mức -10,8 tỷ đồng, đến 30/9/2021 con số này ghi nhận ở mức 99,2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, số vốn chủ sở hữu thực có của SDI cũng chứng kiến đà giảm dần qua các năm, từ mức hơn 3.842 tỷ đồng (tại 31/12/2018) xuống còn hơn 3.732 tỷ đồng (tại 30/9/2021).

Theo TCBS, năm 2021 SDI ghi nhận chi phí tài chính 3.508 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp 67 tỷ đồng. Các chi phí này được bù đắp nhờ doanh thu từ hoạt động tải chính 3.612 tỷ đồng đến từ các hợp đồng hợp tác đầu tư giúp lợi nhuận sau thuế đạt gần 14 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, TCBS cũng ước tính số nợ phải trả của SDI trong năm 2023 là 999 tỷ đồng và trong năm 2024, con số này lên đến mức 7.436 tỷ đồng khi lô trái phiếu SDICB2124001 đến kỳ trả nợ.
PV
Nguồn Sở hữu trí tuệ
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/sdi-tinh-hinh-kinh-doanh-ra-sao-khi-no-hon-6574-ty-dong-trai-phieu-d149453.html