Được giữ lại lợi nhuận 2 năm để tăng vốn

Kế hoạch tăng vốn đã được ĐHCĐ thường niên Vietinbank thông qua từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được một phần do Bộ Tài chính muốn các ngân hàng như Vietinbank, BIDV, Agribank, Vietcombank... phải thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt để nộp về ngân sách Nhà nước, một phần do khả năng quản trị và tồn đọng những khoản nợ xấu lớn mặc dù, hàng năm Vietinbank vẫn ghi nhận lợi nhuận nghìn tỉ, lợi nhuận chưa phân phối rất lớn,

Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm 2019 của Vietinbank, ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, Chính phủ đã có chủ trương tăng vốn cho các ngân hàng thương mại gốc quốc doanh, theo đó, Vietinbank sẽ được giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2017 và 201

Tài chính hiện đang hoàn thiện sửa đổi Nghị định để báo cáo Chính phủ cho phép các ngân hàng thương mại gốc quốc doanh tăng vốn và phía Vietinbank cũng cần có kế hoạch tăng vốn 2019 và 2020 báo cáo Bộ Tài chính.

Thông tin trên có thể khiến lãnh đạo và cổ đông Vietinbank vui mừng do phải chờ đợi suốt nhiều năm qua trong bối cảnh ngân hàng chịu áp lực tăng vốn lớn. Tuy nhiên, để được cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận việc tăng vốn điều lệ hay không Vietinbank cần phải làm ngay việc xử lý nợ xấu lớn, cải thiện quản trị rủi ro yếu kém, kiểm soát cho vay ở các lĩnh vực rủi ro...

Nợ xấu hàng nghìn tỷ, VietinBank bất ngờ báo lãi 'khủng' nhằm mục đích xin tăng vốn?

 Báo cáo tổng kết năm 2019, Ngân hàng VietinBank công bố số lợi nhuận gần 11.500 tỉ đồng, tăng tới 83% so với năm 2018; đây là khoản lợi nhuận khiến các chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng cũng trở nên "mỹ miều" hơn trên sổ sách, mặc dù trước các niên độ kế toán mới đây nhà băng này liên tục công bố kết quả kinh doanh không mấy “vừa lòng" cổ đông, lợi nhuận liên tục sụt giảm hơn một nửa nhiều năm liền.

Năm 2018, phương án tăng vốn chưa được phê duyệt được cho là lý do khiến quy mô tăng trưởng của VietinBank thu hẹp, dư nợ tín dụng chỉ tăng 6,1% so với năm trước, không đạt mức kế hoạch (8% - 9%), lợi nhuận hợp nhất đạt 6.730 tỉ đồng, giảm gần 27% so với năm trước.

Trong báo cáo ĐHCĐ thường niên, ông Lê Đức Thọ Chủ tịch HĐTV đã cho biết, trong các năm qua việc tăng vốn của VietinBank là một vấn đề rất khẩn thiết, mặc dù được phê duyệt phương án tăng vốn từ lợi nhuận để lại thì cũng mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu vốn thực tế của ngân hàng. Hơn nữa, dư địa tăng vốn của VietinBank hiện có phần "khiêm tốn" hơn so với các ngân hàng khác. Bởi tỉ lệ sở hữu Nhà nước tại ngân hàng đã xuống dưới 65% vốn điều lệ, trong khi cổ đông nước ngoài và cổ đông chiến lược đã gần chạm trần sở hữu tối đa cho phép. Do vậy, Vietinbank sẽ không thể tăng vốn qua con đường phát hành riêng lẻ cho đối tác nước ngoài của VietinBank.

Tại ĐHCĐ bất thường tháng 12/2018, Vị đứng đầu VietinBank đã cho biết hiện nay các nguồn lực để VietinBank tăng vốn tự có, vốn điều lệ đều đã được khai thác ở mức tới hạn. Và các biện pháp tăng vốn tới đây sẽ được thực hiện thông qua việc đề xuất với các cổ đông, trong đó có cổ đông Nhà nước để xem xét giữ lại cổ tức hàng năm.

Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây phương án tăng vốn thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc giữ lại lợi nhuận chưa được cổ đông lớn Nhà nước mà đại diện là Bộ Tài Chính chấp thuận.

Cũng theo ông Tho, năm 2019 ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng là 7,2% so với cuối năm 2018; các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động đạt được ở mức cao. Cụ thể, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2019 đã tăng 43% so với năm 2018; tỉ lệ thu ngoài lãi chiếm 22% tổng doanh thu hoạt động, tỉ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,2%, giảm đáng kể so với cuối năm 2018 (1,59%), tỉ lệ bao phủ nợ xấu trên 120%, tăng mạnh so với tỉ lệ 93% của năm 2018.

Báo cáo tài chính quý 4/2019 cho thấy lợi nhuận luỹ kế chưa phân phối của Vietinbank còn hơn 18.752 tỉ đồng. Ngoài ra, quỹ của các tổ chức tín dụng và thặng dư vốn cổ phần có hơn 17.000 tỉ đồng, do vây, nếu được dùng nguồn lợi nhuận năm 2017-2018 để phát hành tăng vốn, thì Vietinbank cũng chỉ tăng thêm được khoảng 500% so với vốn điều lệ hiện tại.

Đặc biệt bất ngờ là trong bối cảnh kết quả kinh doanh sa sút nhiều năm qua, Vietinbank công bố khoản lợi nhuận riêng lẻ của ngân hàng năm 2019 đạt hơn 11.500 tỉ đồng, tăng trên 26% so với kế hoạch, tăng 83% so với năm 2018.

Nợ xấu tăng cao, nợ có khả năng mất vốn hơn 7.200 tỉ đồng

Ông Nguyễn Văn Thắng được luân chuyển đi làm Lãnh đạo Tỉnh, ông Lê Đức Thọ lên thay làm Chủ tịch HĐQT, tuy nhiên trong 5 năm qua, hoạt động kinh doanh của Vietinbank đã có hiện tượng kém đi, tín dụng tăng thấp không đạt kế hoạch, chất lượng tín dụng xấu đi, nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn rất lớn...

leftcenterrightdel
 Nợ có khả năng mất vốn quý 3/2019 là hơn 8.800 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính quý 4/2019 cho thấy nợ xấu đã trở thành “vấn nạn” của ngân hàng này, mặc dù cuối quí 4 quy mô nợ xấu giảm đáng kể từ 14.065 tỉ đồng vào cuối quý 3/2019 xuống còn 10.800 tỷ. nợ có khả năng mất vốn cũng giảm từ 8.800 tỷ xuồng còn 7.204 tỷ. Tuy nhiên, so với cuối năm 2017 nợ xấu tăng rất mạnh từ 9.011 tỉ đồng lên hơn 14.065 tỷ đồng vào quý 3/2019 và giảm xuống còn 10.800 tỉ đồng vào quý 4/2019. Điều này cho thấy trong vòng 2 năm qua, tính đến cuối quý 4/2019 Vietinbank đã phát sinh thêm tới gần 1.800 tỉ đồng nợ xấu và có tới gần 50% (7.024 tỉ đồng) nợ xấu có nguy cơ mất vốn

leftcenterrightdel
 Nợ có khả năng mất vốn quý 4/2019 có giảm nhưng vẫn là hơn 7.200 tỷ đồng

 

10.800 tỉ đồng nợ xấu là con số vẫn chưa phản ánh đúng thực tế chất lượng tín dụng của Vietinbank. Trong nhiều năm qua, quản trị hoạt động cho vay, quản trị rủi ro yếu kém, đã khiến nhà băng này khổ sở tìm cách xử lý nợ xấu trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt. Nợ xấu tăng cao, nợ có nguy cơ mất vốn chiếm gần một nửa là nguyên nhân làm cho lợi nhuận giảm mạnh.

Một trong những khoản nợ xấu “khủng” có nguy cơ mất vốn lên đến hơn 1.600 tỷ đồng của Vietinbank cho vay liên quan đại án Tisco gắn liền với nguyên Chủ tịch HĐQT của nhà băng này đã được xử lý bằng cách bán nợ sang VAMC như một biện pháp tình thế để "tán" nhanh nợ trên sổ sách.

Khoản nợ xấu rất lớn của Vietinbank vẫn đang nằm chủ yếu ở Công ty VAMC (thông qua nghiệp vụ bán nợ, nhận lại bằng trái phiếu VAMC) suốt nhiều năm qua chưa xử lý được, khiến ngân hàng này đều đặn trích lập dự phòng rủi ro. Đến cuối quý 4/2019 Vietinbank trích lập dự phòng lên tới 51.581 tỉ đồng, Chưa rõ khi ngân hàng này có thể tất toán được khối nợ xấu lên tới hàng ngàn tỷ mang "gửi" này ko?

leftcenterrightdel
Nợ xấu của VietinBank thời điểm cuối quý 3/2019. (Nguồn: BCTC VietinBank, Trái phiếu VAMC tính đến 30/6/2019) 

Trước thực trạng kinh doanh, cho vay gây nợ xấu lớn dẫn tới quy mô nợ xấu tăng nhanh, Thống đốc NHNH Lê Minh Hưng đã nhắc nhở VietinBank cần phải nhanh chóng thoái các khoản đầu tư ngoài ngành chưa thực hiện được trong năm qua, tập trung hạn chế cho vay tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tỉ lệ nợ xấu có giảm nhưng nợ bán cho VAMC còn lớn, Vị đứng đầu NHNN giao nhiệm vụ, năm 2020 VietinBank phải giảm ít nhất 30% nợ xấu nội bảng, nợ xấu tại VAMC.

Như vậy, để cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận việc tăng vốn điều lệ, Vietinbank còn có nhiều việc cần phải làm.

Nguồn Theo Tieudungvietnam
Link bài gốc

https://tieudungvietnam.vn/can-biet/tai-chinh-ngan-hang/ngan-hang-vietinbank-no-xau-cao-tang-von-tang-nguy-co-rui-ro-a107384.html?fbclid=IwAR3I9_2FBixmcaTdwdXCKF7DCo3dH5oDJIO18e6EYYsD-e3Zpr2WyjwsCNo