Những ngày đầu năm 2021, nếu ai quan tâm tới mảng tài chính – ngân hàng ắt sẽ chứng kiến loạt tên tuổi lớn như Vietcombank, Sacombank, Nam A Bank, TPBank… hồ hởi báo lãi đậm vượt kế hoạch năm bất chấp dịch Covid-19 đang hoành hành.

Thế nhưng, đó mới chỉ là kết quả kinh doanh còn phía sau con số lợi nhuận ‘khủng’ này vẫn tồn tại những vấn đề khác. Đặc biệt, khi nhìn vào báo cáo tài chính năm 2020 có vẻ hơi bất ngờ khi khoản nợ phải trả tại các ngân hàng ngày càng ‘phình to’ trong khi vốn chủ sở hữu thì eo hẹp, dường như ‘dậm chân tại chỗ’.

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính năm 2020 tại 26 ngân hàng cho thấy, tỷ lệ giữa nợ phải trả tại các ngân hàng trung bình gấp 8 lần đến 19 lần so với vốn chủ sở hữu.

leftcenterrightdel
Nguồn: tông hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2020 tại các ngân hàng. 

Tại Nam A Bank, kết thúc năm 2020, nợ phải trả tại Nam A Bank xếp thứ 18 hệ thống ngân hàng nhưng tốc độ lại tăng khá mạnh, tăng tới 42% so với năm 2019, ghi nhận 127.716 tỷ đồng. Trong khi vốn chủ sở hữu tại Nam A Bank chỉ vỏn vẹn gần 6.599 tỷ đồng. Kéo theo, số dư nợ phải trả tại Nam A Bank năm 2020 gấp 19,4 lần so với con số vốn chủ sở hữu – lớn nhất hệ thống ngân hàng.

Tiếp theo là ‘ông lớn’ BIDV với tổng nợ phải trả lên mức hơn 1,4 triệu tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có 79.788 tỷ đồng. Như vậy, nợ phải trả tại BIDV gấp 18 lần vốn chủ sở hữu.

Những cái tên quen thuộc tiếp theo gồm Sacombank, LienVietPostBank, VietBank, đều có số dư nợ phải trả gấp khoảng 16 lần vốn chủ sở hữu. Thấp hơn có thể kể đến, như nợ phải trả tại KienLongBank gấp 13,6 lần vốn chủ sở hữu, tại Vietcombank, tỷ lệ nợ phải trả gấp 12,6 lần vốn chủ sở hữu.

Nhóm những ngân hàng như MSB, TPBank, PGBank, Eximbank, MB,… đều có tỷ lệ này dao động từ 8 - 11 lần.

leftcenterrightdel
 

Ngoài ra, trong năm 2020, tổng nợ phải trả của 26 ngân hàng đạt gần 8,6 triệu tỷ đồng. Trong đó, top 10 ngân hàng có nợ phải trả cao nhất hệ thống ngân hàng gồm: BIDV (hơn 1,4 triệu tỷ đồng); Vietinbank (hơn 1,2 triệu tỷ đồng); Vietcombank (hơn 1,2 triệu tỷ đồng); Sacombank (463.680 tỷ đồng); MB (444.882 tỷ đồng); ACB (409.082 tỷ đồng); SHB (388.525 tỷ đồng); VPBank (366.233 tỷ đồng); Techcombank (364.988 tỷ đồng).

Tại BIDV, nợ phải trả tăng chủ yếu từ tiền gửi của khách hàng đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng; tiền gửi và vay các tổ chức tính dụng khác đạt 82.353 tỷ đồng.

Chang Chang (T/h)

 

Nguồn SHTT
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/ngan-hang-nao-co-ty-le-no-phai-tra-tren-von-chu-so-huu-lon-nhat-he-thong-ngan-hang-tai-viet-nam-d90595.html