Vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam (HOSE: VIB) lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, từ 20,5% lên 30%, đồng thời dự kiến đề xuất đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho HĐQT chủ động quyết định các nội dung công việc về tỷ lệ sở hữu tối đa cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong phạm vi nhỏ hơn hoặc bằng 30% vốn điều lệ của VIB.

Việc tăng tỷ lệ sỡ hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 20,5% lên tới 30% là cơ hội cho VIB nhà đầu tư nước ngoài và cổ đông VIB hiện nay. Quyết định này sẽ giúpngân hàng VIB có cơ hội tìm kiếm thêm sự hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, mô hình kinh doanh từ các định chế tài chính và quỹ đầu tư chuyên nghiệp trên Thế giới, đẩy mạnh hơn nữa vị thế của VIB là ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp thuộc top đầu thị trường Việt Nam về cả chất lượng và quy mô.
leftcenterrightdel
 

Danh sách cổ đông sẽ được chốt vào ngày 29/11/2022. Hiện Commonwealth Bank of Australia (CBA) là cổ đông nước ngoài lớn nhất, nắm giữ khoảng 20% cổ phần VIB từ năm 2010 đến nay. CBA là một trong những ngân hàng lớn trên thế giới, với giá trị vốn hóa thị trường tới 122 tỷ USD.

Trước ngân hàng VIB, VPBank cũng là cái tên không thể không nhắc tới trong việc hút thêm vốn ngoại. Nhà băng này đã bán 49% cổ phần FE Credit cho SMBC, đồng thời đã nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 15% lên 17,607% vốn điều lệ.

Tại buổi gặp gỡ trao đổi về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh hồi tháng 2/2022, VPBank cho biết, việc phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược vẫn đang theo đúng kế hoạch, dự kiến sẽ hoàn thành trong nửa đầu năm 2022. Hiện tại phí ngân hàng chưa tiết lộ cụ thể về thời gian hoàn thành kế hoạch bán vốn, nhưng đại diện ngân hàng này cho biết sẽ sớm thực hiện trong năm 2023.

Tại Sacombank, hơn 5 năm qua đã đẩy mạnh xử lý hơn 76.000 tỷ đồng xấu theo Đề án Tái cơ cấu. Tuy nhiên, điểm nóng được cổ đông, nhà đầu tư quan tâm là khả năng ngân hàng bán 32,5% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo Sacombank, sau khi hoàn thành tái cơ cấu, xử lý nợ xấu trong năm 2023, Ngân hàng dự kiến bán 32,5% vốn cổ phần cho 2 đối tác ngoại.

Tuy nhiên, việc bán vốn ngoại của Sacombank phải được sự đồng ý của Chính phủ và đại diện của số cổ phần này là Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Sacombank đang xin cơ chế để mua lại khoản 32,5% vốn cổ phần mà VAMC đang quản lý. Sau khi tất toán trái phiếu đặc biệt VAMC, Ngân hàng sẽ đưa về để bán đấu giá.

Hiện nay, việc huy động vốn qua thị trường vốn cũng như phát hành cổ phiếu, trái phiếu ở thị trường trong nước không còn dễ dàng như trước. Do đó, nhiều ngân hàng tiếp tục lên kế hoạch hút thêm vốn ngoại để tăng năng lực tài chính và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
Hoàng Long
Nguồn Sở hữu trí tuệ
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/ngan-hang-hut-them-von-ngoai-len-muc-toi-da-d152971.html