Mới đây, Techcombank cấp khoản vay 1.500 tỷ cho hai công ty khai khoáng thuộc Tập đoàn Masan. Tuy vậy, hệ sinh thái ngân hàng - doanh nghiệp được xem như một con dao hai lưỡi.

Mối quan hệ khăng khít giữa Techcombank và Masan

Mới đây, Techcombank vừa có Nghị quyết phê duyệt cấp khoản tín dụng 1.500 tỷ đồng cho Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (NPM) và Công ty TNHH Vonfram Masan (MTC).

Cụ thể, hạn mức tín dụng cấp cho Khoáng sản Núi Pháo là tối đa 1.500 tỷ và cho Vonfram Masan không quá 600 tỷ đồng. Hạn mức tín dụng có thời hạn 12 tháng, bao gồm hạn mức cho vay, hạn mức bảo, hạn mức thư tín dụng, hạn mức chiết khấu và hạn mức thấu chi.

Tài sản đảm bảo cho hạn mức tín dụng là cổ phiếu của CTCP Masan High-Tech Materials (UPCoM: MSR) do CTCP Tầm nhìn Masan (MH) sở hữu.

leftcenterrightdel
 Tập đoàn Masan và Techcombank có mối quan hệ thân thiết trong hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra còn có toàn bộ khoản phải thu ngắn hạn của Khoáng sản Núi pháo và toàn bộ hàng tồn kho luân chuyển là nguyên liệu oxit vonfram của Vonfram Masan.

Trước đó, Techcombank cũng cấp khoản tín dụng 250 tỷ đồng cho CTCP Phúc Long Heritage (Phúc Long). Khoản tín dụng này có thời hạn 12 tháng, nhằm tài trợ chi phí đầu tư mở rộng mạng lưới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong năm 2021, Techcombank cấp khoản vay cho Wincommerce, VinEco và Mobicast.

Thực tế, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, TCB) và CTCP Masan (HoSE: MSN) được biết đến là bộ đôi doanh nghiệp – ngân hàng điển hình tại Việt Nam với mối quan hệ đặc biệt thân thiết. Nhất là trong năm 2019, Masan đã rót thêm 2.164 tỷ đồng, tăng lên 17.492 tỷ đồng vào Techcombank và trở thành cổ đông lớn nhất sở hữu gần 20% vốn điều lệ nhà băng này - gần chạm mức trần 20% theo quy định.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan hiện đang là Phó Chủ tịch thứ nhất tại Techcombank. Trước đó, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cũng đã có thời gian giữ cương vị Phó Chủ tịch tại Masan Group. Đến tháng 4/2018 ông Hồ Hùng Anh đã rút khỏi vị trí Phó Chủ tịch Masan Group để đáp ứng quy định của Luật các Tổ chức tín dụng mới.

Do đó, không quá khó hiểu khi Techcombank và Masan rất tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, hệ sinh thái ngân hàng - doanh nghiệp được xem như một con dao hai lưỡi.

Ngân hàng đóng vai trò như một cổng tài chính đáp ứng nhu cầu vốn và thanh khoản của doanh nghiệp. Ngược lại ngân hàng cũng có lợi không nhỏ từ việc quản lý dòng tiền và lãi vay từ các doanh nghiệp. Không những thế, hệ sinh thái mang đến một nguồn lực dùng chung như nguồn vốn, khách hàng và quản trị mà đối tác này có thể tận dụng hoặc chia sẻ cho nhau.

Để mối quan hệ này được chặt chẽ, những tổ chức này thường nắm giữ cổ phần của nhau để tăng sự ràng buộc. Tuy nhiên vẫn không vượt quá các tỷ lệ được NHNN quy định.

Bên cạnh những lợi ích trông thấy được từ hợp tác lẫn nhau, việc tập trung khai thác vào hệ sinh thái tạo nên sự lệ thuộc vào một nhóm đối tượng. Ngoài ra, mặt trái nhập nhằng và khó bóc tách giữa hệ sinh thái và sở hữu chéo có thể mang lại những hệ luỵ nếu như việc cho vay và sử dụng nguồn vốn vay được nới lỏng nhờ vào mối quan hệ thân thiết.

Techcombank hưởng lợi bao nhiêu từ đối tác 'sinh thái' Masan?

leftcenterrightdel
 

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021, Techcombank có phát sinh nhiều giao dịch với các bên có liên quan, thường là các tổ chức là cổ đông, có thành viên trong HĐQT hoặc các bên liên quan gián tiếp khác.

Có thể kể đến đối tác lớn trong "hệ sinh thái" với Techcombank như Tập đoàn Masan. Tính đến 31/12/2021, số dư tiền cho vay của Techcombank tại nhóm các công ty liên quan đến CTCP Tập đoàn Masan là 1.921 tỷ đồng. Lãi phải thu hơn 1 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 Nguồn: BCTC hợp nhất quý 4/2021 tại Tập đoàn Masan.

Tính đến 31/12/2021, Techcombank cũng đang sở hữu hơn 430 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Tập đoàn Masan; hơn 240,5 tỷ đồng trái phiếu của Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo và gần 68 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Masan High – Tech Materials. Lãi phải thu trái phiếu ở 3 đơn vị này khoảng hơn 9,4 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 Nguồn: BCTC hợp nhất quý 4/2021 tại Tập đoàn Masan.

Ngoài ra, trong năm 2021, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Techcombank liên quan đến CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận hơn 188,4 tỷ đồng; tại CTCP Masan High – Tech Materials hơn 19 tỷ đồng và tại Khoáng sản Núi Pháo gần 23 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối tháng 12/2021, giá trị hợp đồng bảo lãnh, phát hành thư tín dụng của Techcombank tại CTCP Mobicast hơn 450 tỷ đồng và Khoáng sản Núi Pháo gần 51 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Nguồn: BCTC hợp nhất quý 4/2021 tại Tập đoàn Masan.

Bên cạnh đó, các công ty liên quan đến CTCP Tập đoàn Masan đang gửi khoảng 1.350 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại Techcombank và hơn 1.440 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn (riêng CTCP Tập đoàn Masan đang gửi hơn 1.233 tỷ đồng). Lãi tiền gửi có kỳ hạn Techcombank phải trả cho các công ty trực thuộc của Tập đoàn Masan hơn 1,9 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Nguồn: BCTC hợp nhất quý 4/2021 tại Tập đoàn Masan.

 


Hoàng Long
Nguồn Sở hữu trí tuệ
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/moi-quan-he-khang-khit-voi-tap-doan-masan-techcombank-dang-huong-loi-bao-nhieu-d133654.html