Lãi nghìn tỷ, ngân hàng không chia cổ tức để phát triển hoạt động kinh doanh
Năm 2021, hàng loạt ngân hàng báo lãi ngàn tỉ, không thuộc đối tượng đang thực hiện đề án tái cơ cấu sau sáp nhập nhưng lại có kế hoạch không chia cổ tức cho cổ đông.
Với lợi nhuận khủng vượt mốc 1 tỷ USD (23.238 tỷ đồng) – đứng thứ 2 toàn ngành, Techcombank vẫn quyết định tiếp tục duy trì chính sách không chia cổ tức năm 2022 để dành nguồn lực cho việc tăng quy mô vốn, phục vụ cho chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng kinh doanh và cải thiện các chỉ số an toàn, lành mạnh tài chính. Như vậy, suốt 11 năm liên tiếp, Techcombank
Sau khi trích lập các quỹ và lợi nhuận của các cổ đông thiểu số, lợi nhuận năn 2021 còn lại hơn là gần 13.394 tỷ đồng. Cộng với khoản lợi nhuận chưa chia của các năm trước, lợi nhuận có thể phân phối của Techcombank là gần 40.137 tỷ đồng.
|
|
Nguồn: Tài liệu họp ĐHCĐ Techcombank. |
Với TPBank, ngân hàng có kế hoạch không chia cổ tức, lợi nhuận được giữ lại để phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2022.
Được biết, năm 2021 TPBank báo lãi trước và sau thuế cùng tăng 38%, lần lượt thu về 6.038 tỷ đồng và 4.830 tỷ đồng. Nếu so với con số 5.500 tỷ đồng kế hoạch lợi nhuận trước thuế cho cả năm 2021, TPBank đã vượt 10% chỉ tiêu.
|
|
Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ TPBank. |
Tại Saigonbank, ngân hàng chưa cho biết cụ thể về kế hoạch tăng vốn điều lệ và trả cổ tức năm 2021. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ thực hiện việc chia cổ tức năm 2020 tỷ lệ 5%. Lợi nhuận lũy kế còn lại dùng để chia cổ tức sau khi trích lập các quỹ là hơn 168 tỷ đồng. Kế hoạch trước đó đã bị hoãn do tình hình dịch.
Còn tại các ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu như Sacombank việc không chia cổ tức tiếp tục được xem là tất yếu, song nhà băng này lại có kế hoạch trái ngược với các ngân hàng kể trên, đó là vẫn tiếp tục xin phép Ngân hàng nhà nước chia cổ tức cho cổ đông.
Cụ thể, về chia cổ tức cho cổ đông, lợi nhuận hợp nhất giữ lại lũy kế tính đến 31/12/2021 là gần 8.982 tỷ đồng, tương ứng gần bằng 50% vốn điều lệ Ngân hàng, đây là số tiền có thể dùng để chia cổ tức cho cổ đông. Tuy nhiên, do hiện tại, Sacombank đang thực hiện tái cơ cấu theo Đề án được Chính phủ và NHNN phê duyệt, vì vậy, việc chia cổ tức cho cổ đông phải được sự phê duyệt của NHNN.
Từ năm 2019 đến nay, Sacombank vẫn liên tục trình phương án sử dụng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức cho cổ đông và hiện đang chờ sự phê duyệt của NHNN để triển khai thực hiện.
Eximbank cũng là ngân hàng chưa đủ điều kiện để chia cổ tức do là ngân hàng đã được NHNN chấp thuận gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt. Tại đại hội cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021 lần thứ 2 diễn ra ngày 15/2, Eximbank đề xuất trả cổ tức nhưng không được thông qua.
Vẫn có ngân hàng chi trả cổ tức tới 35%
Trái ngược với bức tranh trên, vẫn có những ngân hàng công bố tỉ lệ chi trả cổ tức ở mức cao.
Theo công bố hiện tại, VIB dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 35%, MSB trả cổ tức tỉ lệ 30%, MB trả cổ tức tỉ lệ 20%, HDB ở mức tỷ lệ 25%, SHB tỷ lệ 18%, ACB trả cổ tức tỉ lệ 25%, …
Trong bối cảnh tác động với dịch COVID-19, NHNN đã đưa ra quyết định không chi trả cổ tức tiền mặt với các ngân hàng. Do đó, phương thức chi trả cổ tức năm nay của các nhà băng tiếp tục bằng phát hành thêm cổ phiếu, điều này đồng nghĩa với việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng. Giúp bản thân các nhà băng có thêm nguồn lực để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
|
|
Mức chi trả cổ tức của các ngân hàng trong năm 2022 đã được công bố mới đây. |
Nhiều ngân hàng thương mại lý giải cho việc không chia cổ tức, hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng tiềm lực tài chính, tăng vốn điều lệ giúp đáp ứng các chỉ số an toàn vốn, tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tỉ lệ vốn cho vay đầu tư. Nhưng ở góc độ các cổ đông đã gắn bó lâu năm với ngân hàng và đầu tư để hưởng cổ tức hằng năm, thì không chia cổ tức là một nỗi niềm…
Thậm chí, ngay cả được chia cổ tức bằng cổ phiếu, trong bối cảnh thị trường chứng khoán khởi sắc, giá cổ phiếu ngân hàng đã tăng khá nhiều so với những năm trước, thì cổ đông vẫn thích được nhận cổ tức bằng tiền mặt hơn.