Tôi ngắm nghía dự án này khá lâu rồi. Đọc quảng cáo thì thấy Khu đô thị Phúc Ninh được đầu tư xây dựng bởi tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc với quỹ đất rộng đến 120ha trên địa bàn 3 phường Đại Phúc, Thị Cầu và Vũ Ninh.
leftcenterrightdel
 

Với tổng vốn đầu tư trên 200 triệu USD, Khu đô thị Phúc Ninh được thiết kế theo tiêu chuẩn khu đô thị mới hiện đại, chú trọng vào việc xây dựng các công trình tiện ích công cộng, bao gồm: Khu biệt thự nhà vườn cao cấp có diện tích từ 300-500 m2, Khu nhà ở song lập và Khu trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, trung tâm thể thao, vui chơi giải trí…

Kinh Bắc cũng rót kha khá tiền vào đây rồi. Tại ngày 30/6/2022, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại dự án này lên đến 1.103 tỷ đồng. Đây cũng là những con số ở chỉ tiêu hàng tồn kho của dự án này. Cũng khá lớn đấy chứ nhỉ?

Nhưng mà phải để ý nhé, con số này không đổi so với hồi cuối năm 2021. Nghĩa là sau 6 tháng, số tiền đổ vào đây không đổi. Gọi là “đóng băng” thì có đúng không nhỉ?

Từ dự án này, tôi thấy có gì đó sai sai ở đây. Tại sao Kinh Bắc không rót thêm tiền vào dự án trong mơ của tôi dù Công ty lãi đột biến.

Đọc báo cáo tài chính quý 2/2022 của Kinh Bắc thì thấy lợi nhuận sau thuế quý 2 của KBC “bốc đầu”, tăng 1.856 tỷ đồng, tương đương 24 lần lên 1.934 tỷ đồng; luỹ kế 6 tháng đầu năm tăng 1.665 tỷ đồng, tương đương 2,1 lần lên 2.457 tỷ đồng.

Cần phải nhấn mạnh lợi nhuận tại Kinh Bắc “leo thang” dù doanh thu “hạ cánh”. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ của KBC chỉ đạt 395 tỷ đồng, giảm 355 tỷ đồng, tương đương 47,3% so với quý 2/2021; luỹ kế 6 tháng đầu năm đạt 1.087 tỷ đồng, giảm 1.665 tỷ đồng, tương đương 60,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vậy Kinh Bắc lãi thật hay chỉ là xài 7749 app?

Quan điểm của tôi là không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết dùng app, không có doanh nghiệp xấu, chỉ có doanh nghiệp không biết sử dụng thủ thuật tài chính.

Cần phải biết lợi nhuận đột biến của Kinh Bắc đến từ đâu. Nó đến từ việc Kinh Bắc mua rẻ được một doanh nghiệp đang ăn nên làm ra.

Cụ thể, thuyết minh báo cáo tài chính của Kinh Bắc trong 6 tháng đầu năm 2022 ch thấy Tổng công ty ghi nhận khoản thu nhập mua rẻ lên đến 2.397 tỷ đồng từ giao dịch tăng tỷ lệ sở hữu lên 48% tại Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.

Trong ngày 29/6, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đặng Thành Tâm đã ký Nghị quyết HĐQT thông qua việc mua thêm 5,7 triệu cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng để nâng tổng sở hữu lên 9,6 triệu đơn vị (tỷ lệ 48%), đồng thời chuyển thành công ty liên kết với giá trị đầu tư tương ứng 96 tỷ đồng.

Tuy nhiên giá trị hợp lý của khoản đầu tư vào Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng trên báo cáo là 2.493 tỷ đồng, tức thu lãi tổng cộng 2.397 tỷ đồng từ thương vụ mua rẻ này.

Mấu chốt là ở đây ạ. Tại sao Công ty Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng sẵn sàng “bán rẻ” bản thân cho Kinh Bắc dù đang làm ăn rất tốt?

Từ các năm 2016 đến 2020, công ty ghi nhận doanh thu 150 tỷ đồng (năm 2016), 184 tỷ đồng (năm 2017), 481 tỷ đồng (năm 2018), 407 tỷ đồng (năm 2019) ; lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 14,7 tỷ đồng, 25,2 tỷ đồng, 84,6 tỷ đồng và 37,7 tỷ đồng và 149 tỷ đồng.

Đây không phải lần đầu tiên Kinh Bắc phải xài đến thủ thuật. Trước đó, trong quý 4/2020, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty “rơi tự do” từ 612 tỷ đồng xuống 187 tỷ đồng. KBC có thể đã thua lỗ nếu không có 288 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính. Doanh thu này có được nhờ hoạt động chuyển nhượng cổ phần.

Còn trong quý 2/2017, doanh thu của Kinh Bắc thấp đến không tưởng, chỉ đạt 49,1 tỷ đồng nhưng công ty lại lãi 233 tỷ đồng. Hoạt động tài chính tiếp tục là “phao cứu sinh” cho công ty Kinh Bắc khi chỉ tiêu này đạt tới 351 tỷ đồng.

App nợ thế giới, đặc biệt là anh em 1001 lời xin lỗi thì có lẽ các thủ thuật tài chính cũng nợ giới đầu tư 10.001 lời xin lỗi.
PV
Nguồn Sở hữu trí tuệ
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/kinh-bac-cua-dai-gia-dang-thanh-tam-lai-to-lai-that-hay-xai-7749-app-d146974.html