Phiên giao dịch 19/7 diễn ra khá tiêu cực với áp lực bán tăng mạnh trên toàn thị trường. Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm 55,8 điểm (4,29%) xuống 1.243,51 điểm. Đây cũng là phiên giảm sâu nhất của VN-Index trong gần 6 tháng qua (phiên 28/1 VN-Index giảm 6,67%).
Không chỉ giảm mạnh về điểm số, thanh khoản thị trường cũng tăng lên đáng kể với giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE đạt 20.000 tỷ đồng, tăng khoảng 50% so với phiên trước cho thấy áp lực bán rất mạnh. Giao dịch khối ngoại cũng không mấy tích cực khi họ trở lại bán ròng hơn 100 tỷ đồng.
Tính từ ngày 5/7 tới nay, chỉ số VN-Index đã trải qua hơn 2 tuần giảm liên tiếp với tổng mức giảm gần 177 điểm, tương ứng 12,4%. Việc thị trường liên tiếp giảm sâu trong thời gian gần đây đang khiến giới đầu tư trở nên khá bi quan.
Trong bản tin nhận định thị trường, các CTCK có chung nhận định thị trường vẫn trong xu hướng giảm điểm, dù vậy VN-Index có thể hồi phục từ vùng 1.200 điểm.
Theo CTCK Vietcombank (VCBS), VN-Index đang chịu nhiều áp lực bán, bắt nguồn từ các thông tin tiêu cực từ ảnh hưởng của làn sóng Covid lần thứ 4. Trước các triển vọng kém khả quan trong ngắn hạn, VCBS cho rằng chỉ số nhiều khả năng sẽ tìm được lực cầu tiềm năng dồi dào hơn ở vùng hỗ trợ tiếp theo quanh 1.200 điểm.
VCBS đánh giá nhóm ngân hàng và bất động sản, cùng các nhóm ngành triển vọng tốt giai đoạn nửa đầu 2021 sẽ là tâm điểm của các lực bán chốt lời sau thời gian dài liên tục lập đỉnh. Dòng tiền sẽ còn thận trọng, tập trung vào các mã có triển vọng kinh doanh tích cực và rõ ràng trong nửa cuối năm 2021.
VCBS khuyến nghị nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng tiền mặt lớn, hạn chế giải ngân mạnh hoặc sử dụng margin trong giai đoạn thị trường đang trong xu hướng "Giảm sâu" và "Mò đáy". Nhà đầu nên tập trung vào các doanh nghiệp có yếu tô cơ bản tốt và được toàn thị trường nhìn đánh giá cao.
Chung quan điểm thận trọng, CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS) đánh giá việc VN-Index giảm 4,29% trong phiên đầu tuần với thanh khoản vượt trên mức trung bình 20 phiên cho thấy áp lực bán ra là khá mạnh. Trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index vẫn đang đi trong sóng điều chỉnh a với target theo lý thuyết là quanh ngưỡng 1.210 điểm nên dư địa giảm là vẫn còn.
Tuy nhiên, thường thì sau một phiên giảm mạnh với thanh khoản cao thì thị trường sẽ dần có diễn biến ổn định hơn khi bên mua và bên bán tìm được vùng cân bằng trong ngắn hạn.
SHS dự báo, trong phiên giao dịch 20/7, thị trường có thể sẽ biến động giằng co và rung lắc với biên độ trong khoảng 1.210-1.260 điểm (fibonacci retracement 31,8% - 50% sóng tăng 5). SHS khuyến nghị nhà đầu tư đã nâng tỷ trọng cổ phiếu lên mức trung bình trong phiên hôm nay quanh ngưỡng 1.260 điểm nên tiếp tục quan sát thị trường trong các phiên tới và có thể nâng thêm tỷ trọng cổ phiếu nếu VN-Index điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ mạnh quanh 1.210 điểm.
Trong khi đó, CTCK MBS cho biết thị trường đã giảm 7 phiên trong 11 phiên gần nhất và kể từ đầu tháng 7 cho tới nay thị trường đã có 3 phiên giảm gần 4%, nghĩa là phần lớn các cổ phiếu đều giảm gần giá sàn. Điều đó cho thấy quán tính giảm vẫn chưa có dấu hiệu chững lại khi áp lực từ thị trường thế giới biến động.
Về kỹ thuâ%3ḅt, các ngưỡng hỗ trợ gần như không đủ tin câ%3ḅy khi áp lực bán với các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chưa có dấu hiệu lệnh cân đối ứng tương xứng, quá trình tìm vùng hỗ trợ mới có thể còn tiếp diễn trong các phiên ở tuần này. Do vâ%3ḅy, MBS cho rằng nhà đầu tư chưa vô%3ḅi bắt đáy, chiến lược đứng ngoài quan sát cũng có thể được áp dụng.
Cũng có quan điểm thị trường có thể hồi từ vùng 1.205 điểm, CTCK Rồng Việt (VDSC) cho biết mức hỗ trợ 1.205 điểm đang là mức hỗ trợ mạnh đối với VN-Index trong ngắn hạn. Có khả năng dòng tiền "bắt đáy" sẽ tăng đáng kể khi chỉsố lùi về gần mức hỗ trợ này và có thể sẽ giúp thị trường phục hồi trở lại. Do vậy, VDSC khuyến nghịe nhà đầu tư nên tạm ngưng "bán tháo" và có thể xem xét tích lũy cổ phiếu tốt khi thị trường lùi về gần vùng hỗ trợ mạnh 1.205 điểm.
Chung quan điểm, CTCK Agriseco nhận định với đà giảm nhanh và mạnh như hiện tại thì thị trường có thể sẽ sớm tìm được điểm cân bằng.
Theo Agriseco, việc kiểm soát rủi ro giai đoạn này cần được tăng cường và nhà đầu tư tiếp tục theo dõi, không bán bằng mọi giá. Nhà đầu tư có thể giải ngân dần tại các nhịp điều chỉnh với các công ty đầu ngành, có kết quả kinh doanh cả năm tốt, dự kiến tăng thị phần kinh doanh, hạn chế các cổ phiếu đầu cơ lướt sóng.