Báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến ngày 31/5, tín dụng tăng 8,04% so với cuối 2021 và tăng 16,94% so với cùng kỳ năm ngoái.
leftcenterrightdel
 Dư nợ bất động sản chiếm chiếm tỷ trọng lớn tổng dư nợ nền kinh tế. Ảnh minh họa

Giải trình về cơ chế cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng, Thống đốc NHNN cho biết căn cứ mục tiêu kinh tế - xã hội về tăng trưởng GDP lạm phát, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm của cả hệ thống tổ chức tín dụng đồng thời có điều chỉnh phù hợp với nhu cầu, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Việc làm này để bảo đảm cung cấp vốn cho phát triển kinh tế nhưng cũng thận trong với rủi ro lạm phát và rủi ro nợ xấu phát sinh

Chỉ tính riêng tín dụng bất động sản, cũng theo báo cáo của NHNN cho thấy, tính đến cuối tháng 4/2022, tổng dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt hơn 2.288.278 tỷ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021 và chiếm tỷ trọng 20,44% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu là 1,62% (tương đương 37.000 tỷ đồng).

Theo NHNN, khoảng 94% dư nợ bất động sản là cho vay trung và dài hạn (từ 10 - 25 năm), trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Chênh lệch kỳ hạn và lãi suất giữa nguồn vốn và cho vay đối với lĩnh vực này là rủi ro lớn đối với các ngân hàng.

NHNN đánh giá lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS là một trong các lĩnh vực rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, đấu giá đất với giá cao bất thường... ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết thêm, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.

Giải trình về cơ chế cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng, Thống đốc NHNN cho biết căn cứ mục tiêu kinh tế - xã hội về tăng trưởng GDP lạm phát, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm của cả hệ thống tổ chức tín dụng đồng thời có điều chỉnh phù hợp với nhu cầu, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Việc làm này để bảo đảm cung cấp vốn cho phát triển kinh tế nhưng cũng thận trong với rủi ro lạm phát và rủi ro nợ xấu phát sinh

Chỉ tính riêng tín dụng bất động sản, cũng theo báo cáo của NHNN cho thấy, tính đến cuối tháng 4/2022, tổng dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt hơn 2.288.278 tỷ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021 và chiếm tỷ trọng 20,44% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu là 1,62% (tương đương 37.000 tỷ đồng).

Theo NHNN, khoảng 94% dư nợ bất động sản là cho vay trung và dài hạn (từ 10 - 25 năm), trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Chênh lệch kỳ hạn và lãi suất giữa nguồn vốn và cho vay đối với lĩnh vực này là rủi ro lớn đối với các ngân hàng.

NHNN đánh giá lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS là một trong các lĩnh vực rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, đấu giá đất với giá cao bất thường... ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết thêm, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.
Bạch Hiền
Nguồn Đời sống & Pháp luật
Link bài gốc

https://www.doisongphapluat.com/du-no-bat-dong-san-cua-cac-ngan-hang-ra-sao-a540255.html