Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2021 với kết quả kinh doanh trái chiều. Trong đó thị trường đang chứng kiến sự bùng nổ lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp ngành thép. Hàng loạt công ty đã công bố lợi nhuận tăng bằng lần so với cùng kỳ năm trước nhờ giá thép liên tục leo đỉnh.

Chẳng hạn, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đạt 1.035 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong quý II niên độ tài chính 2020 - 2021 (từ 1/1/2021 đến 31/3/2021), tăng 415% so với cùng kỳ.

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) công bố lợi nhuận sau thuế quý 1/2021 lên tới 7.000 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái.

Thép Tiến Lên (TLH) báo doanh thu thuần hợp nhất đạt gần 979 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trên 120 tỷ đồng, gấp hơn 30 lần so với cùng kỳ. Với kết quả khả quan từ quý 1/2021, TLH đã thực hiện đến 48% chỉ tiêu lợi nhuận của cả năm 2021 theo kế hoạch sẽ trình Đại hội cổ đông thông qua.

Thép Nam Kim (NKG) cho biết, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế quý 1/2021 đạt 4.852 tỷ đồng và 318 tỷ đồng, tăng lần lượt 98% và 668% so với quý 1/2020. Hay Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (SMC) - doanh nghiệp thương mại thép cũng báo lãi kỷ lục, với 216 tỷ đồng, gấp gần 15 lần cùng kỳ năm trước.

CTCP Thép Thủ Đức – VNSTEEL (UPCoM: TDS) ghi nhận doanh thu thuần hơn 601 tỷ đồng và lãi ròng 12,8 tỷ đồng, lần lượt tăng xấp xỉ 23% và 46% so với cùng kỳ năm trước.

CTCP Thép VICASA – VNSTEEL (HOSE: VCA) đạt 688 tỷ đồng doanh thu thuần và 11,4 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng trưởng lần lượt 46% và 44% so với cùng kỳ năm trước.

Bất ngờ khối nợ ‘khủng’ của các doanh nghiệp ngành thép

Tuy kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp ngành thép tăng mạnh nhưng có một thực tế, phần lớn, các doanh nghiệp này đều đang gánh những khoản nợ cả nghìn tỷ thậm chí vài chục nghìn tỷ đồng.

Khảo sát tại 13 doanh nghiệp ngành thép, trong quý 1/2021, hệ số nợ (tỷ lệ nợ/tổng tài sản) ở mức khá cao, trung bình trên 50%.

leftcenterrightdel
 

Cụ thể, tính đến 31/3/2021, hệ số nợ tại CTCP Kim Khí miền Trung (KMT) cao nhất với 83%, Công ty Cổ phần Thép Việt Ý (VIS) cao thứ hai với 82%; tiếp đến là CTCP Gang thép Thái Nguyên (TIS) có hệ số nợ lên tới 80%; CTCP thép Thép Pomina (POM) ở mức 71%; CTCP Ðầu tư Thương mại SMC (SMC) ghi nhận 77%; Thép Nam Kim (NKG) đạt 65%. Hệ số nợ tại HPG và HSG cũng lên tới 52% và 63%.

Đáng chú ý, ngoài hệ số nợ cao, một số doanh nghiệp ngành thép ghi nhận nợ vay tài chính ở mức tăng mạnh so với đầu năm.

Cụ thể, tính đến 31/3/2021, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn tại TDS tăng mạnh 63% so với đầu năm, lên mức hơn 650 tỷ đồng. Trong đó, BIDV là chủ nợ lớn nhất tại TDS với hơn 541 tỷ đồng. Đáng chú ý, quý 1/2021 dòng tiền hoạt động kinh doanh tại TDS âm gần 249 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2020 đạt 59 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2021 tại TDS  

Tương tự, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tại TLH tăng 34% so với đầu năm, lên mức 1.423 tỷ đồng. Dòng tiền hoạt động kinh doanh tại TLH cũng âm hơn 294,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm 213 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2021 tại TLH. 

 

Hà Phương

 

Nguồn SHTT
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/doanh-nghiep-nganh-thep-nao-dang-co-he-so-no-lon-nhat-d97770.html