Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố báo cáo tài chính riêng lẻ 6 tháng đầu năm 2021 với lợi nhuận trước và sau thuế đạt 9.464 tỷ đồng và gần 7.573 tỷ đồng, đều tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, nhờ chi phí lãi tiền gửi giảm hơn 11% đã giúp thu nhập lãi thuần của Agriabank đạt hơn 25.973 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Đồng thời, các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ như lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 22% đạt 2.527 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác tăng 60% đạt gần 4.294 tỷ đồng;...

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận gần 22.115 tỷ đồng, tăng trưởng 66,5%. 6 tháng đầu năm, Agribank đã trích hơn 9.464 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro, tăng 40% so với cùng kỳ.

Nguồn: BCTC riêng lẻ     
Nguồn: BCTC riêng lẻ     

Mặc dù lãi khủng trong 6 tháng đầu năm nay, song chất lượng tài sản của Agribank đang có dấu hiệu đi xuống khi nợ xấu và lãi dự thu đều tăng nhẹ.

Cụ thể, trên bảng cân đối kế toán, tính đến 30/6/2021 khoản mục lãi, phí phải thu tại Agribank (lãi dự thu) tăng nhẹ so với đầu năm, lên mức 11.989 tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế ở mức 7.573 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC riêng lẻ 6 tháng đầu năm 2021.
Nguồn: BCTC riêng lẻ 6 tháng đầu năm 2021.

Thực tế, giai đoạn 2017 - 2020, lãi dự thu tại Agribank đều trong khoảng 13.000 - 11.000 tỷ đồng. Đỉnh điểm năm 2018 con số ngày ghi nhận gần 13.527 tỷ đồng.

Công bố lãi 'khủng' nhưng nợ xấu và lãi dự thu tại Agribank có xu hướng tăng nhanh - Ảnh 1

Nguồn: BCTC riêng lẻ 

Theo nguyên tắc kế toán, lãi dự thu là khoản lãi ngân hàng dự kiến thu được trong tương lai từ các tài sản sinh lãi, bao gồm cho vay khách hàng. Ngân hàngchưa thu được tiền thật từ khoản này, tuy nhiên khoản này vẫn được ghi nhận vào báo cáo thu nhập của ngân hàng và từ đó tạo ra lợi nhuận.

Điều đó khiến lãi dự thu được đánh giá là một nguồn "lãi ảo" cho các ngân hàng. Và khi con số lãi dự thu càng lớn, khả năng tác động đến lợi nhuận của ngân hàng càng cao. Do đó, lãi dự thu có thể bóp méo lợi nhuận.

Trong một số trường hợp, lãi dự thu không đơn thuần là các khoản lãi ngân hàng dự tính thu được trong tương lai mà chính là nợ xấu tiềm ẩn. Điều này khiến lãi dự thu được quan tâm như một yếu tố khác bên cạnh nợ xấu để đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng.

Ngoài lãi dự thu, tại thời điểm 30/6/2021, nợ xấu của Agribank cũng tăng 13% so với đầu năm, lên gần 24.429 tỷ đồng. Trong đó, nhóm nợ có cả khả năng mất vốn giảm 13% về mức 14.311 tỷ đồng nhưng nhóm nợ dưới tiêu chuẩn lại tăng 90% lên mức hớn 5.211 tỷ đồng và nợ nghi ngờ tăng vọt 102% lên gần 4.906 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Agribank tăng nhẹ 1,78% hồi đầu năm lên 1,98%.

Đáng lưu ý, cũng tại thời điểm này, nợ cần chú ý tại Agribank (nợ nhóm 2 - với khoản vay quá hạn 10-90 ngày) tăng 24% lên hơn 37.147 tỷ đồng. Con số này còn lớn hơn cả 3 nhóm nợ trên cộng lại.

Nguồn: BCTC riêng lẻ 6 tháng đầu năm 2021.  
Nguồn: BCTC riêng lẻ 6 tháng đầu năm 2021.  

Nợ cần chú ý dù chưa được xếp vào nợ xấu nhưng tình trạng dư nợ khoản vay quá hạn nhảy vọt bất thường cho thấy nhiều người đi vay không có khả năng trả nợ đúng hạn vì Covid-19, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu trong tương lai của ngân hàng.

Mặc dù báo cáo tài chính cho thấy, lợi nhuận của các ngân hàng trong nửa đầu năm nay vẫn rất tích cực, song ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, nợ xấu tiềm ẩn từ số dư nợ được cơ cấu lại vẫn chưa thể hiện rõ ràng trong báo cáo tài chính của các nhà băng.

Việc thực hiện Thông tư 03/2021/TT-NHNN sẽ làm tăng áp lực nợ xấu cho các ngân hàng trong thời gian tới, nhất là tác động của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, nên nợ xấu có thể sẽ tăng nhanh, trong khi các khoản nợ nợ tồn đọng tại các ngân hàng vẫn chưa thể xử lý.

 

 

Hoàng Long


Nguồn SHTT
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/cong-bo-lai-khung-nhung-no-xau-va-lai-du-thu-tai-agribank-co-xu-huong-tang-nhanh-d107166.html