Công ty cổ phần chứng khoán Tiên phong (TPS; HOSE: ORS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý IV/2022.
Theo đó, tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của TPS là 6.723 tỷ đồng, tăng thêm 1.959 tỷ đồng so với số đầu kỳ. Trong đó, chủ yếu là tài sản ngắn hạn 6.633 tỷ đồng. Tuy nhiên, một thông tin đáng chú ý khác là nợ phải trả của công ty chứng khoán này cũng tăng mạnh từ 2.591 tỷ đồng ở đầu kỳ lên mức 4.401 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ của TPS, nợ ngắn hạn phải trả ở mức 1.401 tỷ đồng, nợ dài hạn phải trả lại chiếm 3.000 tỷ đồng. Số nợ dài hạn này hoàn toàn do TPS phát hành trái phiếu dài hạn trong 3 năm liên tiếp kể từ năm 2020. Trong năm 2022, TPS phát hành 2 đợt trái phiếu BOND.TPS.2022.01 và BOND.TPS.2022.02 với trị giá 1.000 tỷ đồng. Trái phiếu phát hành trong năm 2022 sẽ được hoàn trả sau 5 năm với lãi suất 9,2%/năm.
Trong bức tranh tài chính 3 tháng cuối năm của TPS cũng ghi nhận thêm những điểm sáng khá tích cực. Cụ thể, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) ở mức 227 tỷ đồng, trong khi con số này cùng kỳ năm 2021 chỉ đạt hơn 148 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động của TPS trong quý IV/2022 ở mức 712 tỷ đồng, tăng thêm 258 tỷ đồng so với cùng kỳ trước đó. Lũy kế chung cả năm 2022, TPS đạt doanh thu 2.734 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 1.346 tỷ đồng của năm 2021.
|
|
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của TPS là 6.723 tỷ đồng, tăng thêm 1.959 tỷ đồng so với số đầu kỳ. |
Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán của TPS trong 3 tháng cuối năm 2022 chỉ còn 15 tỷ đồng, trong khi con số này ở năm 2021 đạt 27,6 tỷ đồng. Tính chung trong quý IV/2022, doanh thu của của TPS ở mức 723,3 tỷ đồng tăng 58% so với cùng kỳ trước đó.
Tuy nhiên, chi phí hoạt đông trong quý IV/2022 của doanh nghiệp này tăng đáng kể. Cụ thể, phần lỗ từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) của TPS là 402 tỷ đồng, trong khi con số này ở quý IV/2021 chỉ hơn 97 tỷ đồng. Tính chung lũy kế cả năm 2022, phần lỗ từ các tài sản tài chính tăng mạnh lên mức 1.384 tỷ đồng (năm 2021 ở mức 293,1 tỷ đồng). Tính chung, chi phí của TPS trong quý IV/2022 ở mức 739,7 tỷ đồng, tăng 81,27% so với quý IV/20221
Dù doanh thu tăng nhưng chi phí tài chính tăng mạnh nên lợi nhuận trước thuế của TPS trong quý IV/2022 ở mức -16,4 tỷ đồng (giảm 133,63%), lũy kế cả năm đạt hơn 190 tỷ đồng. Trong khi đó, so sánh với cùng kỳ, con số mà TPS đạt được trong quý IV/2021 ở mức hơn 48,7 tỷ đồng và lũy kế cả năm đạt 271 tỷ đồng.
Tương tự, lợi nhuận sau thuế trong quý IV của TPS ở mức -13,6 tỷ đồng, tương ứng giảm 143,33% so với quý IV/2021. Tính chung cả năm 2022, TPS có lãi ròng ở mức hơn 149 tỷ đồng.
Theo giải trình từ TPS, trong kỳ doanh thu và chi phí đều tăng chủ yếu do ghi nhận từ lãi lỗ các hoạt động đầu tư tài chính và doanh thu, chi phí của nghiệp vụ lưu ký chứng khoán. Theo đó, dù doanh thu trong kỳ tăng nhưng việc tăng cao chi phí đã dẫn đến kết quả kinh doanh của công ty chứng khoán này giảm so với cùng kỳ năm trước.
Được biết, Công ty cổ phần chứng khoán Tiên phong tiền thân là Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông được thành năm 2006. Từ tháng 4/2019, TPS chính thức gia nhập hệ sinh thái của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và đổi tên như hiện tại. Hiện tại, Hiện tại, TPS có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT hiện tại của TPS là ông Đỗ Anh Tú. Hiện ông Tú cũng là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Tiên Phong (TPBank); Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Diana thuộc Tập đoàn Unicharm, Nhật Bản.