|
Về cơ sở pháp luật hình thành và hoạt động của công ty |
Công ty tài chính cổ phần xi măng (CFC) được thành lập theo quyết định 142/GP-NHNN ngày 29/5/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103025068 do Sở Kế hoạch và đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 02/06/2008 và ngày 5/9/2008 công ty khai trương hoạt động.
Công ty tài chính cổ phần xi măng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Được huy động vốn, hoạt động tín dụng, góp vốn mua cổ phần, đầu tư trái phiếu, tham gia vào thị trường tiền tệ và các hoạt động khác như: Nhận tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở lên, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; cho vay ủy thác của Chính phủ, triết khấu, tái triết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị được quy định tại giấy phép thành lập và các hoạt động khác theo giấy phép số 142/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 29/5/2008. Chúng tôi nêu vấn đề này, để thấy rằng, đây là một công ty do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký thành lập và hoạt động tuân thủ theo pháp luật và giấy phép hoạt động.
Về cơ cấu tổ chức của công ty, Hội đồng quản trị gồm một Chủ tịch và 4 ủy viên Hội đồng quản trị. Có Tổng giám đốc và các Phó tổng, gồm 7 Phòng, ban bao gồm: Phòng nguồn vốn, Phòng tín dụng, Phòng đầu tư và dịch vụ tài chính, Phòng công nghệ thông tin, Phòng kế toán, Phòng hành chính – nhân sự, Ban kiểm toán nội bộ. Năm 2009 công ty thành lập thêm Phòng tổng hợp và kiểm soát rủi ro, theo Quyết định số 484/2009/CFC-QĐ ngày 31/11/2009.
Do lãnh đạo của công ty này là công ty cổ phần, có sự biến động theo các năm. Như vậy các lãnh đạo công ty và người đứng đầu trong từng thời kỳ chịu trách nhiệm điều hành là những ai?
Ban điều hành các thời kỳ gồm:
Đối với việc góp vốn tại công ty
Tới ngày 24/4/2008, các cổ đông đã góp đủ 300 tỷ Việt Nam đồng vốn điều lệ theo cơ cấu như sau:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ngày 24/6/2010, công ty đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng vốn lên 604 tỷ Việt Nam đồng với cơ cấu cổ đông như sau:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ngoài ra đến 31/8/2011, CFC có thêm 3 khoản đầu tư góp vốn với giá trị là 21,109 tỷ Việt Nam đồng, chiếm 3,4% vốn điều lệ bao gồm: Công ty CP KS và vật liệu Long Phú Sơn; Công ty CP MCM; Công ty CP thép tấm lá Thống Nhất.
Về tình hình hoạt động của công ty qua các thời kỳ
Kết quả hoạt động, kinh doanh của công ty từ 06/2008 đến 30/09/2011 (giai đoạn ông Bùi Hồng Minh là Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty tài chính cổ phần xi măng (CFC). Đây là giai đoạn kinh tế đất nước gặp khó khăn. Một công ty tài chính mới ra đời hoạt động còn non trẻ ngoài việc phải hoàn thiện bộ máy tổ chức, ban hành các quy chế hoạt động nội bộ…nhưng kết quả đã đạt được như sau:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nhìn vào bảng báo cáo tài chính của giai đoạn này, đây là những con số biết nói. Mà có lẽ, chúng tôi thấy rằng, không cần thiết phải bình luận gì thêm.
Việc Công ty tài chính cổ phần xi măng (CFC) ký cho vay 80 tỷ Việt Nam đồng
Cuối năm 2009, Công ty CP thiết bị y tế Ung thư (Med-Aid) là pháp nhân độc lập hoạt động trong lĩnh vực y tế đề nghị CFC hợp tác đầu tư và xin cấp tín dụng đối với dự án Trung tâm điều trị ung thư (Bệnh viện Nhân dân 115). Công ty CP thiết bị y tế Ung thư (Med-Aid) đã có hợp đồng liên doanh số 1888/HĐLD TBYT-115 ký ngày 04/09/2009 với Bệnh viện Nhân dân 115, thành lập Trung tâm chuẩn đoán bệnh ung thư với nhiều thiết bị máy móc được đánh giá lớn thứ 2 tại TP.Hồ Chí Minh thời điểm lúc đó.
Sau khi nghiên cứu cụ thể, tính toán các phương án kinh tế, Hội đồng quản trị CFC đã ra Nghị quyết số 03/CFC/NQ-HĐQT ngày 05/10/2009, thỏa thuận giữa Công ty tài chính cổ phần xi măng (CFC) và Công ty CP thiết bị y tế Ung thư (Med-Aid) thành lập một pháp nhân mới là Công ty CP Med-Aid Công Minh (viết tắt là MCM) để thực hiện dự án nói trên.
Ngày 17/11/2009, Công ty MCM được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh được Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 17/11/2009. Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Đặng Hữu Phúc, đại diện của Công ty CP thiết bị y tế Ung thư; Tổng giám đốc là ông Phạm Kiến Phương hiện đang là Phó Tổng giám đốc CFC; vốn điều lệ dự kiến là 50 tỷ Việt Nam đồng. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, CFC chỉ được góp tối đa 11% vốn điều lệ của MCM. Do vậy, Công ty MCM phải có phương án huy động các nguồn vốn khác.
Căn cứ báo cáo thẩm định và hồ sơ đề nghị vay, CFC và MCM đã ký kết Hợp đồng hạn mức tín dụng số 24/2010/TDH/CFC-MCM ngày 31/8/2010 với tổng hạn mức tín dụng tối đa là 80 tỷ Việt Nam đồng. Việc cấp tín dụng cho MCM căn cứ theo quy chế cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 72/CFC/QĐ-HĐQT ngày 1/10/2008 của Hội đồng quản trị công ty.
Hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay số 24/2010/TCTCVV/CFC-MCM ngày 31/08/2010 với mục đích khoản vay, tài trợ cho dự án Trung tâm ung bướu và Y học hạt nhân Bệnh viện Nhân dân 115 – TP.Hồ Chí Minh. Tổng số tiền CFC đã giải ngân dự án từ 01/09/2010 đến 01/09/2011 là 73,98 tỷ Việt Nam đồng, trong đó ông Bùi Hồng Minh ký duyệt 08 khế ước với tổng giá trị là 69,16 tỷ Việt Nam đồng, bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Phó Tổng giám đốc ký 3 khế ước với giá trị 4,825 tỷ Việt Nam đồng. Khế ước cuối cùng của CFC, bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Phó Tổng giám đốc ký ngày 01/01/2013 là khế ước lãi nhập gốc, đưa giá trị khoản vay lên 93,6 tỷ Việt Nam đồng.
Hợp đồng hạn mức tín dụng số 24/2010/TDH/CFC-MCM ngày 31/08/2010 với tổng hạn mức là 80 tỷ đồng, thực tế giải ngân là 73,989 tỷ đồng. Một số nội dung cơ bản của hợp đồng: Lãi suất cho vay do CFC quyết định cụ thể theo từng thời điểm vay, thời gian ân hạn gốc đến hết năm 2011, lãi trong thời gian ân hạn gốc được nhập gốc đến hết ngày 27/03/2011, lãi sau thời gian ân hạn được trả định kỳ 03 tháng 1 lần, kỳ thu lãi đầu tiên vào ngày 25/06/2011.
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã kiểm tra hồ sơ tín dụng của khoản vay tại thời điểm 30/11/2011, theo kết luận tại văn bản số 509/KL-TTGSNH1 ngày 14/03/2012, kỳ lãi đầu tiên vào ngày 25/06/2011 đã được MCM trả đầy đủ.
Tháng 8/2011, ông Bùi Hồng Minh được điều động công tác về Công ty CP xi măng Bỉm Sơn. Sau đó hơn 1 năm ông Lê Văn Chung cũng thôi chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty này. Tiếp theo đó, ông Lê Nam Khánh được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị từ tháng 5/2012 đến 4/2016, lúc này bà Nguyễn Thị Thanh Hà làm Quyền Tổng giám đốc rồi Tổng giám đốc công ty từ tháng 09/2011 đến 04/2017.
Vấn đề hiệu quả sử dụng của khoản tiền ông Bùi Hồng Minh và Ban lãnh đạo ký cho vay ra sao, quá trình thoái vốn của Công ty tài chính cổ phần xi măng (CFC) những năm tiếp theo như thế nào? Hiệu quả hoạt động của Công ty MCM ra sao? Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ.
Qua những thông tin nêu trên cho thấy rằng, Công ty tài chính cổ phần xi măng được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan. Theo các tài liệu thì giai đoạn ông Bùi Hồng Minh làm Tổng giám đốc tại công ty này hoạt động có hiệu quả, cụ thể là có lợi nhuận. Việc ký kết các hợp đồng tín dụng là tuân thủ Nghị quyết của Hội đồng quản trị và các quy định của pháp luật. Khi ông Bùi Hồng Minh làm Tổng giám đốc ký các hợp đồng tín dụng là có lãi; thực hiện một cách nghiêm túc quy định pháp luạt. Như vậy nếu những vấn đề trong việc thoái vốn, thực hiện hợp đồng những năm tiếp theo thì người chịu trách nhiệm theo quy định của Luật doanh nghiệp không phải là ông Bùi Hồng Minh, mà trách nhiệm thuộc về ông Lê Nam Khánh – Chủ tịch Hội đồng quản trị và bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Tổng giám đốc công ty và những người đứng đầu tiếp theo.