Mập mờ tài sản thế chấp

Được biết, nhiều năm nay Ngân hàng TMPC Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Thành Đô Hà Nội phải “chật vật” xử lý khoản nợ xấu của Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Khang Linh (địa chỉ: xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Tổng giá trị khoản nợ hơn 7,0 tỷ đồng, trong đó nợ gốc khoảng 4,7 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 Trụ sở Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thành Đô Hà Nội.

Theo hồ sơ, năm 2015, Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thành Đô Hà Nội (gọi tắt là NH BIDV) đã cho Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Khang Linh (Công ty Khang Linh) vay khoản tín dụng khoảng 4,7 tỷ đồng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, Công ty Khang Linh thế chấp hợp đồng kinh tế giữa công ty này với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Z16 (Công ty Z16). Hay nói cách khác, Công ty Khang Linh đã thế chấp quyền lợi của mình theo hợp đồng kinh tế đã ký với Công ty Z16 để làm tài sản bảo đảm khoản vay.

Nói về Hợp đồng kinh tế giữa Công ty Khang Linh và Công ty Z16. Đây là bản hợp đồng số: 02/HĐKT ký ngày 01/02/2015 về việc tham gia đầu tư vốn xây dựng khu nhà ở căn hộ liền kề Trường Yên – huyện Chương Mỹ - TP. Hà Nội (Hợp đồng số 02). Giá trị của Hợp đồng kinh số 02 là hơn 5,1 tỷ đồng.

Ngày 27/2/2015, Công ty Z16 đã xuất hóa đơn cho Công ty Khang Linh (hóa đơn số 0000102), chứng nhận việc Công ty Khang Linh đã chuyển hơn 4,6 tỷ đồng để góp vốn theo Hợp đồng số 02.

Năm 2015, Công ty Khang Linh đã dùng bản Hợp đồng số 02, cùng hóa đơn nêu trên (và một số giấy tờ khác) để thế chấp quyền lợi của mình để vay vốn tại Ngân hàng BIDV, khoảng 4,7 tỷ đồng. Từ đó tới nay, khoản nợ xấu của Công ty Khang Linh lên tới 7 tỷ đồng.

Để thu hồi khoản nợ nêu trên, NH BIDV đã yêu cầu Công ty Z16 bàn giao tài sản là 05 ô đất và nhà trên đất cho Ngân hàng để đảm bảo xử lý nợ xấu của Công ty Khang Linh.

Ngân hàng nắm… rủi ro?

Bình thường, khi có nợ xấu, NH xử lý tài sản thế chấp theo quy trình, nhưng trường hợp này dường như là một “ngoại lệ”. Liệu NH BIDV có “nắm đằng chuôi” để xử lý tài sản thế chấp?

leftcenterrightdel
Công ty Z16 xuất hóa đơn cho Công ty Khang Linh. 

Theo Hợp đồng số 02, “tài sản” không được định hình một cách cụ thể, nếu không nói là mơ hồ. Không hiểu bằng cách nào mà bộ phận thẩm định giá NH BIDV đã chấp thuận về mặt pháp lý và kinh tế đối với cái gọi là tài sản thế chấp trong trường hợp này. Theo hợp đồng, Công ty Khang Linh không mặc nhiên là chủ sở hữu các căn nhà được nêu trong hợp đồng khi hoàn thành việc góp vốn, các bên cũng không xác lập được thời điểm bàn giao nhà và đất. Điều quan trọng đáng nói nữa là không có bất cứ điều khoản nào trong Hợp đồng số 02 có giá trị ràng buộc trách nhiệm của Công ty Z16 khi Công ty Khang Linh sử dụng hợp đồng đó để thế chấp tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, tức quyền đối với cái gọi là tài sản hình thành trong tương lai.

Việc thiếu vắng những điều khoản then chốt nêu trên không khỏi khiến dư luận hoài nghi về công tác kiểm soát rủi ro khi cho vay vốn, có khi nào NH BIDV cho rằng điều khoản của hợp đồng 02 là không cần thiết, không quan trọng như hợp đồng thế chấp? và nếu như vậy, dư luận cũng có quyền đặt câu hỏi ngược lại về tính khả thi và tính có căn cứ của bản hợp đồng thế chấp được ký giữa NH BIDV và Công ty Khang Linh – hợp đồng này căn cứ vào đâu? Nếu những giả thiết đó có căn cứ, thì cũng không loại trừ khả năng có sự tiếp tay để “bắt cóc” tiền của NH BIDV?

Ở một diễn biến khác, theo tìm hiểu, đây là lần đầu tiên và duy nhất Công ty Khang Linh mở tài khoản và có giao dịch vay tại NH BIDV – Chi nhánh Thành Đô Hà Nội.

Sự việc trên cho thấy, khoản nợ của Công ty Khang Linh thực sự là khoản nợ xấu khó đòi. Điều này phần nào lý giải cho tình trạng nợ xấu tăng mạnh của NH BIDV những năm qua.
Theo Sở hữu trí tuệ
Nguồn
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/ngan-hang-bidv-va-mon-no-kho-doi-d82974.html