Cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam, sâm K5, sâm đốt trúc…) đã được sử dụng từ lâu trong dân gian như một vị thuốc giấu của đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Sâm Ngọc Linh với 52 tổ hợp saponin, trong đó 26 hợp chất có cấu trúc đã biết (thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật Bản) và 26 saponin pammaran có cấu trúc mới không bắt gặp tại các loại sâm khác trên thế giới. Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen, nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất (khoảng 12 đến 15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax.

Tuy nhiên ông Trần Hoàn, Giám đốc Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum cho biết hiện nguồn giống và sâm Ngọc Linh bán ngoài thị trường 90% không phải là sâm Ngọc Linh. Hiện số hạt sâm không phải sâm Ngọc Linh đưa vào vùng trọng điểm trồng sâm bán khá nhiều.

sam ngoc linh gia1
Vấn nạn làm giả sâm Ngọc Linh: Nguyên nhân do dâu?

Trong khi đó, ông A Thim, Trưởng thôn Xa Úa, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei cho biết, giá hạt giống sâm Ngọc Linh rất cao 100.000 đồng/hạt. Lợi dụng việc này, nhiều người đã bán hạt giống giả sâm Ngọc Linh cho dân, trong thôn có khá nhiều hộ mua trúng hạt giống giả. Người dân mua hạt giống từ người quen, tư thương. Với hạt giống giả sâm Ngọc Linh, lúc đầu bán 100.000 đồng/hạt, sau hạ xuống còn 70.000 đồng/hạt.

Chùm hạt giống sâm giả Ngọc Linh có cuống cứng, hạt to hơn hạt giống sâm Ngọc Linh. Người dân mới trồng, khó phân biệt được hạt giống sâm Ngọc Linh thật hay giả.

Không chỉ sâm giống bị làm giả mà sâm củ cũng... giả nốt. Hiện nay, người dân và các công ty trồng sâm vẫn hạn chế bán ra thị trường sâm củ mà chủ yếu để bảo tồn, nhân giống thì ngoài thị trường, sâm Ngọc Linh được rao bán khắp nơi. Từ Gia Lai đến Kon Tum, nhiều nơi rao bán sâm Ngọc Linh với giá từ 50-80 triệu đồng/kg sâm trồng, 80-100 triệu đồng/kg sâm tự nhiên. Tuy nhiên, các đối tượng chủ yếu lấy các loại cây như điền trúc, tam thất... có ngoại hình rất giống để làm giả sâm Ngọc Linh và đa phần được đưa từ các tỉnh phía Bắc vào Kon Tum, trà trộn hoặc giả làm sâm Ngọc Linh Kon Tum rồi bán cho khách hàng. Mỗi ký tam thất chỉ có giá hơn 1 triệu đồng/1kg, nhưng khi "đội lốt" sâm Ngọc Linh Kon Tum thì giá gấp hàng chục lần.

Trước vấn đề này, ông Phạm Thanh - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học và Chuyển giao công nghệ tỉnh Kon Tum nêu 4 dấu hiệu quan trọng để phân biệt củ sâm Ngọc Linh thật và giả, dựa vào hình thái, mùi, vị, màu sắc của củ khi cắt:

Sâm thật

Sâm giả

Hình thái

Củ cái (dái) và thân củ có mắt (đốt) gần nhau. Củ cái có nhiều rễ nhỏ mọc xung quanh. Các mắt thường mọc so le nhau.

Không có củ cái hoặc được gắn vào, các mắt xa nhau và mọc cùng một hướng.

Mùi

Có mùi thơm đặc trưng của sâm, thơm lâu.

Không mùi hoặc mùi rất nhẹ (do trộn, tẩm, ướp với sâm thật).

Màu sắc của củ khi cắt

Màu vàng đều từ trong ra ngoài.

Màu vàng không đều, lẫn màu tím.

Vị

Đắng dịu và ngọt hậu

Đắng gắt, không có vị ngọt hậu

 

Vân Anh

Nguồn SHTT
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/van-nan-lam-gia-sam-ngoc-linh-nguyen-nhan-do-dau-d110918.html