Quận Hoàn Kiếm, bộ mặt của Thủ đô với hồ Hoàn Kiếm, các con phố cũ, phố cổ đan xen được UBND Thành phố ký quyết định 6398/ QĐ-UBND ban hành quy chế quản lý quy hoạch- Kiến Trúc khu phố cổ Hà Nội. Theo quyết định các công trình xây dựng thuộc các tuyến phố cổ mặt ngoài chỉ được phép xây dựng 03 tầng, mặt trong là 04 tầng, chiều cao tối đa 16m, mật độ xây dựng là 60%- 70%...

Quy định là thế nhưng trong những năm gần đây tình trạng buông lỏng quản lý về công tác trật tự xây dựng ( TTXD) của quận Hoàn Kiếm làm cho quy hoạch các khu phố cũ, phố cổ của Thủ Đô dần bị phá vỡ. Cụ thể, theo tìm hiểu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm hiện tại có những công trình thi công xây dựng vượt quy định về cả mật độ và chiều cao.

Theo ghi nhận của PV, công trình số 13 Đào Duy Từ chủ đầu tư không tuân thủ theo đúng giấy phép được cấp. Cụ thể, chủ đầu tư đã cho xây dựng lên thành 4 tầng, 1 tum, phần tum được xây dựng trần gần như thành tầng.

leftcenterrightdel
Công trình tại số 13 Đào Duy Từ có dấu hiệu vi phạm TTXD 

Tiếp đó là công trình số 64 ngõ Phất Lộc, chủ đầu tư đã cho xây dựng 4 tầng, 1 tum, phần tum được xây dựng gần tràn tầng.

Cách đó không xa là công trình số 56 ngõ Phất Lộc cũng đang được chủ đầu tư xây dựng xong 4 tầng và đang lắp cột thép chờ lên tầng.

Dù công trình xây dựng trên nằm cách trụ sở UBND phường Hàng Buồm không xa song không thấy động thái xử lý dứt điểm từ chính quyền sở tại.

Trong quá trình ghi nhận thông tin trên địa bàn, PV tiếp tục được người dân phản ánh công trình xây dựng tại số 4 Lương Ngọc Quyến. Trong quá trình xây dưng công trình này làm nứt tường một số hộ ngay cần công trình nhưng không được xử lý dứt điểm khiến người dân hết sức bức xúc.

leftcenterrightdel
công trình xây dựng tại số 4 Lương Ngọc Quyến thi công gây nứt nhà dân

Bên cạnh đó, người dân cũng phản ánh công trình này có dấu hiệu vi phạm TTXD khi xây chui tầng hầm và mặc dù bị đình chỉ thi công nhưng vẫn xây trộm vào ban đêm.

leftcenterrightdel
Công trình xây dựng tại số 4 Lương Ngọc Quyến 

Tháng 5/2019, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký văn bản gửi 8 sở của TP, Công an TP, Thanh tra TP, UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu siết lại kỷ cương, trật tự xây dựng trên địa bàn.

Theo đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát trách nhiệm của đội trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường, Trưởng phòng Quản lý đô thị, trách nhiệm của UBND và chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn phải được kiểm tra kiên quyết, xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm ngay từ khi mới phát sinh, không để công trình vi phạm xây dựng hoàn thiện đưa vào sử dụng mới xử lý, cưỡng chế.

Trách nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu các xã phường, nếu để xảy ra vi phạm sẽ bị đình chỉ công tác. “Trường hợp cần thiết, có thể tạm dừng công tác điều hành của các Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn cho đến khi xử lý xong vi phạm”, văn bản UBND thành phố nhấn mạnh.

Thời gian qua, UBND TP Hà Nội đã có những động thái siết chặt trong công tác TTXD thì tại phường Hàng Buồm lại có dấu hiệu “buông lỏng” trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý TTXD được giao?

Bên cạnh đó, đối với việc xây dựng nhà ở, ít người quan tâm đến việc nộp các khoản thuế phí. Theo quy định pháp luật, cá nhân khi xây dựng nhà có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế.

Trong lĩnh vực xây dựng nhà ở thì các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xây dựng là đối tượng phải đăng ký, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp xây dựng) hoặc thuế thu nhập cá nhân (đối với cá nhân kinh doanh xây dựng) với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kinh doanh, hoặc nơi thực hiện xây dựng công trình.

PV

 

Nguồn Taichinhdoanhnghiep
Link bài gốc

https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/phuong-hang-buom-ngang-nhien-ton-tai-cong-trinh-vi-pham-trat-tu-xay-dung-d20189.html