Theo như lời quảng cáo, VERIG sẽ tận dụng sức mạnh công nghệ trong kỷ nguyên số để giải quyết gần như mọi vấn đề lớn mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt.

leftcenterrightdel
Diễn giả kiêm Chủ tịch VECO Nguyễn Kim Hùng. 

Diễn giả kiêm Chủ tịch VECO Nguyễn Kim Hùng liệu có vĩ cuồng tham vọng xây dựng VERIG trở thành công ty số 1 tại Việt Nam, Top 5 Đông Nam Á trong lĩnh vực tài chính xã hội với vốn hóa hàng tỷ USD. Thậm chí VERIG sẽ là mô hình kiểu mẫu cho ngân hàng thế giới và Liên Hợp Quốc học hỏi, áp dụng.

Theo như biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 17/8/2019, mô hình kinh doanh của VERIG dựa trên nền tảng B2B, P2P Lending, Logistic, Tài chính phái sinh và Marketing trên mạng xã hội với hạt nhân là sức mạnh công nghệ cao thời đại 4.0, trí tuệ nhân tạo Blockchain… để giải quyết hầu như mọi vấn đề lớn mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt.

Theo tìm hiểu, hiện ở Việt Nam chưa có nền tảng nào sở hữu công nghệ tiên tiến như vậy bởi số tiền đầu tư xây dựng quá lớn. Vậy mà trong báo cáo tài chính VERIG gửi các thành viên HĐQT thì 1/6 – 30/9/2019, chi phí bỏ ra để xây dựng VERIG chỉ vỏn vẹn 144 triệu đồng (bằng 2% dự toán giải ngân). Và thực tế, mọi thao tác vay mượn trên VERIG P2P Lending đều được thực hiện thủ công bằng cách đăng ký danh sách trên Google doc. Cũng theo báo cáo tài chính này, dòng tiền giải ngân vốn cho các giao dịch vay bằng 0. Được biết đây là hoạt động kinh doanh chính của VERIG P2P Lending. Không giải ngân được đồng nào, VERIG lấy tiền đâu ra để hứa hẹn lợi tức 20%/năm cho các nhà đầu tư?

Đáng chú ý, chỉ bỏ ra 144 triệu đồng để xây dựng nền tảng hạt nhân phần cốt lõi là VERIG, ông Kim Hùng lại vượt chi tới gần 1 tỷ đồng chi phí PR, Marketing để đánh bóng thương hiệu.

Lại bàn về Kim Nam Group của Chủ tịch Nguyễn Kim Hùng, hàng loạt công ty trực thuộc tập đoàn này đều không có hoạt động, thậm chí còn không có cả website chính thức, vay vốn không cần tài sản thế chấp, đặt lệnh quảng cáo về ưu điểm của VERIG ở khắp mọi nơi trên trang chủ. Ngay cả Chủ tịch hội đồng cố vấn VERIG, TS Nguyễn Trí Hiếu cũng phát ngôn như vậy.

Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược hoàn toàn. Để vay được 1 đồng, người vay phải bỏ ra 2 đồng đầu tư vào VERIG để làm tài sản đảm bảo.

Ngay tại buổi đào tạo chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp, có người đã bỏ ra mua nguồn vốn trị giá 240 triệu đồng. Đây có lẽ chỉ là chiêu trò PR của VERCO vì người đàn ông kia chính là một trong số các cò đã mồi chào khuyến khích mọi người đầu tư vào VERIG trong thang máy.

Liệu còn điều gì mờ ám nữa đằng sau hoạt động huy động vốn của VERIG, cổ đông được hưởng lợi lộc gì mà khiến cho hàng trăm tỷ đã và đang được bỏ vào "miếng bánh" vẽ VERIG với những điều bất thường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đầu tư tài chính.

Đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cần có động thái chấn chỉnh là các hoạt động nói trên, tránh để những rủi ro có thể xảy ra cho những nhà đầu tư thiếu hiểu biết và bị mờ mắt bởi những "miếng bánh" vẽ tỷ đô VERIG.

Theo Pháp luật Việt Nam
Nguồn
Link bài gốc

https://m.baophapluat.vn/ong-kinh-phap-luat/mieng-banh-ve-ty-do-mang-ten-verig-post780.html?fbclid=IwAR23_90CgInNfNvhoM6zrt7yoPiEFYv5P4YMudp-PbfKPzQmN8Gc-lWb61E