leftcenterrightdel
 

Chiều 6/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Thường trực Tỉnh ủy các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang để thống nhất về định hướng, quy hoạch, phương án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4.

Tuyến đường Vành đai 4 được phê duyệt từ năm 2011, dài khoảng 98km, dự kiến chạy qua 3 tỉnh thành là TP Hà Nội (56,5km), Hưng Yên (20,3km), Bắc Ninh (21,2km) và tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Giang là nơi tiếp giáp với điểm đầu và điểm cuối tuyến Vành đai 4.

Vành đai 4 là tuyến đường liên vùng phục vụ kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô, giải quyết nhu cầu giao thông cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của Hà Nội gồm Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên, kết nối chùm đô thị thành phố Hà Nội và các khu vực đô thị, công nghiệp vùng thủ đô.

Tại đoạn chạy trên địa phận Hà Nội, đoạn đường này dài 56,5km, dự kiến sẽ sử dụng hết 680ha đất. Hướng đi trùng với cao tốc Nội Bài - Hạ Long.

Điểm đầu của dự án là Km3 659 cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tại xã Thanh Xuận, huyện Sóc Sơn. Tuyến đi theo hướng Tây - Nam giao với quốc lộ 2 tại xã Thanh Xuân và đi qua khu đô thị mới Mê Linh - huyện Mê Linh.

Theo quy hoạch, đoạn chạy qua Hà Nội sẽ bao gồm cả 2 cầu lớn vượt sông Hồng. Tuyến vượt sông Hồng tại vị trí cầu Hồng Hà, giao với quốc lộ 32 tại xã Đức Thượng, Hoài Đức và cắt qua đại lộ Thăng Long tại Km12 600, cắt với đường quốc lộ 6 tại phường Yên Nghĩa - quận Hà Đông, đi theo hướng Đông - Nam, giao với quốc lộ 1A và tuyến Pháp vân - Cầu Giẽ tại xã Văn Bình,huyện Hường Tính.

Đoạn thứ 2 trên tuyết vượt sông Hồng là đoạn cầu Mễ Sở, cách phà Mễ Sở 1km về phía thượng lưu.

leftcenterrightdel
Trong khi đó, đoạn qua Hưng Yên sẽ chạy qua địa phận thôn Ngọc và ga Lạc Đạo của huyện Văn Lâm. 

Tại Bắc Ninh, con đường này sẽ đi qua địa phận xã Nguyệt Đức và Trạm Lô - huyện Thuận Thành, điểm cuối tại Km35 300 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long thuộc xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh.

Kinh phí đầu tư dự án theo phương án cao tốc đi bằng cần khoảng 105.000 tỷ đồng. Dự án triển khai làm cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến có kinh phí xây dựng khoảng 135.000 tỷ đồng, chưa bao gồm 25.000 tỷ đồng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng.

"Việc xây dựng tuyến đi bằng cầu cạn trên cao có thể tốn thêm 30.000 tỷ đồng, nhưng rất xứng đáng, và tối ưu, bởi sẽ tăng thêm không gian kết nối cho toàn tuyến" - Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết.

Về kinh phí, các địa phương đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án theo hình thức hỗn hợp giữa đầu tư công và đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Trong đó, toàn bộ phần cao tốc đi trên cao sẽ thực hiện 100% bằng hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Phó Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GTVT Hà Nội Phan Trường Thành cho biết: "Vành đai 4 là dự án chiến lược, mang đến động lực vô cùng mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cũng phải sau 10 năm ấp ủ, đến nay, Hà Nội và các tỉnh liên quan mới có cơ hội hiện thực hóa".

Pha Lê

 

Nguồn Doanhnghieptiepthi
Link bài gốc

https://doanhnghieptiepthi.vn/sieu-du-an-duong-tren-cao-dai-nhat-viet-nam-di-qua-nhung-dia-phan-nao-cua-ha-noi-1612113051609515.htm