leftcenterrightdel
Hồ Thác Bà (Yên Bái) một trong những địa điểm Tập đoàn Alphanam sẽ thực hiện dự án khu đô thị hồ Thác Bà 

Lập công ty con mới lấy được dự án

Alphanam đang đầu tư vào các dự án bất động sản qua hệ sinh thái các công ty con và công ty liên doanh hàng nghìn tỷ đồng. Đơn cử như Công ty Đầu tư Công viên văn hóa Mường Hoa; Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á, Công ty CP địa ốc Foodinco; Công ty địa ốc Foodinco Quy Nhơn; Công ty CP Đầu tư công viên văn hóa, thể thao, du lịch và đô thị hồ Thác Bà...

Khẩu vị của Alphanam đang rải về các Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Đà Nẵng, Bình Định, An Giang, và cả hai thành phố Hà Nội - TPHCM hơn 20 dự án với quy mô lên tới hàng nghìn ha, vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.

Ở Hà Nội, tập đoàn này có dự án Alphanam Red Star Apartment, Xuân Phương - Alphanam Village, Alphanam New Park City Trung Hưng - Sơn Tây, Bình Minh - Cao Viên Alphanam Newlife City hay Khu đô thị Hanel - Alphanam...Hay như Luxury Apartment, Diamond Tower, Golden Square tại Đà Nẵng,..

Một trong những dự án càng khiến Tập đoàn Alphanam được quan tâm là đang phát triển Dự án Khu đô thị Văn hóa Mường Hoa. Dự án được giới thiệu là một địa điểm du lịch với nhiều hoạt động văn hóa đa dạng, nơi nghỉ dưỡng lý tưởng với tiện ích dịch vụ cao cấp ngay giữa đất trời Sa Pa.

Theo kế hoạch, Tập đoàn Alphanam sẽ mời 2 đối tác cùng triển khai thực hiện dự án là Công ty Thiết kế DPA Singapore; Quản lý và điều hành Tập đoàn Mariott với tổng diện tích công viên khoảng 100ha triển khai ở thung lũng Mường Hoa.

Quay lại năm 2018, để “dành” được dự án này từ tay các đối thủ, Alphanam đã phải đi đường vòng. Năm đó, dự án Khu đô thị Mường Hoa, Sa Pa lựa chọn được duy nhất 1 nhà đầu tư trúng vòng sơ tuyển triển khai thực hiện. Nhà đầu tư này là Liên danh Công ty CP đầu tư Công viên văn hóa Mường Hoa và Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á, nhưng giới bất động sản không lạ gì, cả 2 pháp nhân ấy đều là của Alphanam.

Với Công ty CP đầu tư Công viên văn hóa Mường Hoa (Mường Hoa), là công ty con của Alphanam. Theo đăng ký kinh doanh, cong ty được thành lập ngày 16/3/2017 với vốn điều lệ là 790 tỷ đồng. Cổ đông lớn nhất là Công ty CP đầu tư Alphanam đăng ký góp 553 tỷ đồng (70% vốn điều lệ); các cá nhân: Đỗ Thị Minh Anh, Nguyễn Minh Nhật và Nguyễn Ngọc Mỹ (con gái ông Hải) đều đăng ký góp 79 tỷ đồng (10% vốn điều lệ).

Còn Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á thành lập ngày 6/5/2005, hiện Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á đăng ký vốn điều lệ là 180 tỷ đồng.

Ông Bùi Đình Quý là Tổng Giám đốc của Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á nhưng cũng là thành viên Ban Kiểm soát của Alphanam.

Công ty có địa chỉ tại Khu công nghiệp Phố Nối A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đây cũng là địa chỉ của Alphanam.

Đầu năm 2019, Tập đoàn Alphanam thông qua Công ty CP Đầu tư công viên văn hóa, thể thao, du lịch và đô thị hồ Thác Bà cũng được tỉnh Yên Bái ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án khu công viên văn hóa, thể thao, du lịch và phụ trợ hồ Thác Bà. Dự án có tổng vốn đầu tư 4.980 tỷ đồng, quy mô hơn 2.594ha.

Trước đó, cuối năm 2016, Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Đông Á ra mắt Dự án Khu đô thị Golden City An Giang tại TP Long Xuyên. Đây là dự án có quy mô diện tích 48,92ha, nằm ở trung tâm, cạnh Khu liên hiệp văn hóa thể thao, hội chợ triển lãm, Khu hành chính của thành phố Long Xuyên và tỉnh An Giang.

Thực tế, Alphanam không đứng ra thực tiếp làm dự án cũng là lẽ dễ hiểu. Trước 2017, Alphanam thua lỗ liên miên. Với tình hình tài chính như vậy, Alphanam sẽ khó có thể đủ tiêu chuẩn để tham gia sơ tuyển các dự án, nên tham gia gián tiếp qua các công ty đủ tiêu chuẩn cũng là cách phổ biến. Nhưng với Alphanam thì sự vận dụng này lại có thể gây bất lợi cho nhà đầu tư cũng như công trình xây dựng.

leftcenterrightdel
Phối cảnh dự án Altara Residences Quy Nhơn của Tập đoàn Alphanam 

Ngược dòng những thua lỗ tài chính của Tập đoàn Alphanam

Tại Đại hội cổ đông năm 2013, trước sự thất vọng của nhà đầu tư về việc huỷ niêm yết, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tuấn Hải đã cho rằng, những thông tin trên thị trường của ALP khiến các cổ đông có cái nhìn bi quan. Bên cạnh đó sự đi xuống của thị trường chứng khoán đã khiến giá cổ phiếu ALP xuống dốc thảm hại. Việc niêm yết cũng đã cướp đi của ALP nhiều cơ hội đầu tư của các quỹ nước ngoài. Hậu quả của việc phân tích bình luận không chính xác các thông tin được công bố khiến ALP đã mất quá nhiều tiền. Theo ông Hải, nếu được lựa chọn giữa không minh bạch và mất tiền, công ty chọn không minh bạch.

leftcenterrightdel
 Nguyễn Tuấn Hải - Ông chủ tập đoàn Alphanam

Chủ trương của ông Hải là công bố thông tin ở mức vừa phải, tránh những phiền phức có thể có. Cổ đông nào muốn biết chi tiết, ông Hải sẵn sàng mời đến gặp bộ phận kế toán của công ty để tìm hiểu cụ thể.

Đối với nhà đầu tư chứng khoán thời bấy giờ mà nói, lãnh đạo Alphanam đang đứng trên lợi ích của mình hơn lợi ích cổ đông. Trước hết về chuyện mua lại cổ phiếu, phương án giải quyết quyền lợi cổ đông của ALP được đưa ra với cam kết mua lại cổ phiếu quỹ, số lượng tối đa 5% tổng số cổ phần đang lưu hành, giá theo thị trường tại thời điểm giao dịch và tuân theo quy chế giao dịch của HoSE, không vượt quá mệnh giá 10.000 đồng/CP. Cũng cần lưu ý, thị giá của ALP lúc đó chỉ giao động từ 3.000 đến 4.000 đồng/CP. Những cổ đông được mua cổ phiếu hỗ trợ chắc cũng ốm vì thua lỗ.

Sự thiếu minh bạch và “chém” của ban lãnh đạo công ty thể hiện rõ qua kế hoạch, tại đại hội cổ đông, mặc dù cho rằng trong ngắn hạn, kết quả hợp nhất của ALP sẽ luôn thua lỗ, công ty vẫn đặt ra kế hoạch lợi nhuận 2013 với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng. Tất nhiên kế hoạch này không thực hiện được.

Trên thực tế, trước ĐHCĐ ít ngày, ALP công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2013 với khoản lỗ trên 30 tỷ đồng (cổ đông công ty mẹ lỗ 24,6 tỷ đồng).

Năm 2012, Alphanam lần đầu lỗ hợp nhất từ khi niêm yết (lỗ 149 tỷ đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do "khẩu vị đầu tư" của công ty này vào các Công ty yếu kém trong quản lý điều hành, hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ trong ngắn hạn. Đại diện ALP cho biết, số liệu báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 của ALP sẽ luôn nhận lỗ hợp nhất từ các công ty con khi công ty mẹ nâng tỷ lệ sở hữu tại các công ty lỗ.

Cuối năm 2014, Alphanam đã phải hủy niêm yết cổ phiếu. Đến thời điểm này, công ty đã lỗ lũy kế hơn 500 tỷ đồng, lên đến 657 tỷ đồng vào cuối năm 2016. Sang năm 2017, Alphanam bắt đầu có lãi trở lại và 2018, công ty đã lãi xấp xỉ số lỗ lũy kế trước đó.

Câu chuyện lãi này có thể là bước chuẩn bị trên sổ sách để Alphanam làm đẹp tài chính trước khi tham gia các dự án bất động sản lớn. Quay lại câu chuyện Alphanam nhờ công ty liên danh để lấy được dự án Khu đô thị văn hoá Mường Hoa, trong đó có Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á.

Những lùm xùm quanh dự án Crown Villas Thái Nguyên

Theo báo cáo tài chính hợp hợp nhất sau soát xét năm 2017, số vốn Alphanam đầu tư vào Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á (Đông Á) là 97,172 tỷ đồng. Tuy nhiên đến cuối năm Alphanam đã thoái hết vốn tại Công ty này.

Chốt tại 31/12/2017, Alphanam đang hạch toán "phải thu của khách hàng ngắn hạn" đối với Đông Á tới 565 tỷ đồng - chiếm 72% tổng phải thu của khách hàng ngắn hạn của công ty.

Trong khi đó, hết năm 2017, Alphanam ghi nhận con số lợi nhuận ròng ấn tượng ở mức 444 tỷ đồng, sau thời gian dài thua lỗ.

Với việc rút quân khỏi thị trường chứng khoán trong tư thế doanh nghiệp thua lỗ vì quản lý yếu kém, đầu tư không hiệu quả, ban lãnh đạp Alphanam vẫn cho rằng đó là cách rút lui bảo toàn, sau đó thất hứa với cổ đông. Với thị trường bất động sản, câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp này có tiếp tục dùng lại kế sách cũ để gom dự án hay không?

 

Nguồn
Link bài gốc